Bài giảng Ngọc Hoa đối mặt với bạo chúa - Trích Phạm Tải Ngọc Hoa
I- TÌM HIỂU CHUNG
•NỘI DUNG TÁC PHẨM
Ngọc Hoa là con một gia đình giàu có họ Trần, cha làm quan, quê ở Thanh Hà. Gặp Phạm Tải, người Sơn Tây, mồ côi cha mẹ, phải đi ăn xin để tiếp tục việc học, Ngọc Hoa đem lòng thương yêu. Ông bà họ Trần chiều ý con gái, cho Phạm Tải và Ngọc Hoa kết duyên. Trong làng có Biện Điền là tên vô lại, trước dạm hỏi Ngọc Hoa không được, thấy nàng lấy chồng thì đem lòng thù oán, bèn tạc tượng Ngọc Hoa đem dâng lên Trang Vương. Trang Vương là tên vua hiếu sắc, cho quan quân đến bắt Ngọc Hoa. Giữa triều đình, Trang Vương ép Ngọc Hoa lấy hắn, nhưng bị nàng cự tuyệt. Hắn lại thương lượng với Phạm Tải nhường vợ cho hắn, nhưng Ngọc Hoa vẫn kiên quyết không chịu. Trang Vương liền đầu độc Phạm Tải, bức bách Ngọc Hoa. Ngọc Hoa cầm dao rạch mặt, cắt tóc, mặc tang phục vào triều. Nàng viện cớ chồng chết, vợ phải để tang ba năm và nói chỉ khi nào đoạn tang mới trở lại. Trang Vương đành phải ưng thuận.
Ngọc Hoa đưa thi hài chồng về quê an táng. Hết ba năm cư tang, nàng tự tử để khỏi bị Trang Vương đòi bắt. Ngọc Hoa chết xuông âm phủ, gặp Phạm Tải, cùng với chồng làm đơn kiện Trang Vương tại điện Diêm La. Diêm Vương tuy là em Trang Vương, nhưng sau khi xét hỏi đã tuyên bố: "Thương anh tôi để trong lòng; Việc quan phải cứ phép công tôi làm" và ra lệnh ném Trang Vương vào vạc dầu. Phạm Tải, Ngọc Hoa được sống lại, trở về đoàn tụ ở cõi trần.
NGỌC HOA ĐỐI MẶT VỚI BẠO CHÚA TRÍCH PHẠM TẢI NGỌC HOAGV SOẠN: NGUYỄN THỊ HẰNG NGA- THPT HOÀI ĐỨC BI- TÌM HIỂU CHUNGNỘI DUNG TÁC PHẨM Ngọc Hoa là con một gia đình giàu có họ Trần, cha làm quan, quê ở Thanh Hà. Gặp Phạm Tải, người Sơn Tây, mồ côi cha mẹ, phải đi ăn xin để tiếp tục việc học, Ngọc Hoa đem lòng thương yêu. Ông bà họ Trần chiều ý con gái, cho Phạm Tải và Ngọc Hoa kết duyên. Trong làng có Biện Điền là tên vô lại, trước dạm hỏi Ngọc Hoa không được, thấy nàng lấy chồng thì đem lòng thù oán, bèn tạc tượng Ngọc Hoa đem dâng lên Trang Vương. Trang Vương là tên vua hiếu sắc, cho quan quân đến bắt Ngọc Hoa. Giữa triều đình, Trang Vương ép Ngọc Hoa lấy hắn, nhưng bị nàng cự tuyệt. Hắn lại thương lượng với Phạm Tải nhường vợ cho hắn, nhưng Ngọc Hoa vẫn kiên quyết không chịu. Trang Vương liền đầu độc Phạm Tải, bức bách Ngọc Hoa. Ngọc Hoa cầm dao rạch mặt, cắt tóc, mặc tang phục vào triều. Nàng viện cớ chồng chết, vợ phải để tang ba năm và nói chỉ khi nào đoạn tang mới trở lại. Trang Vương đành phải ưng thuận. Ngọc Hoa đưa thi hài chồng về quê an táng. Hết ba năm cư tang, nàng tự tử để khỏi bị Trang Vương đòi bắt. Ngọc Hoa chết xuông âm phủ, gặp Phạm Tải, cùng với chồng làm đơn kiện Trang Vương tại điện Diêm La. Diêm Vương tuy là em Trang Vương, nhưng sau khi xét hỏi đã tuyên bố: "Thương anh tôi để trong lòng; Việc quan phải cứ phép công tôi làm" và ra lệnh ném Trang Vương vào vạc dầu. Phạm Tải, Ngọc Hoa được sống lại, trở về đoàn tụ ở cõi trần.I- TÌM HIỂU CHUNG1- Tác phẩmPhạm Tải - Ngọc Hoa là một truyện thơ Nôm khuyết danh của Việt Nam, có ý kiến cho rằng tác phẩm xuất hiện trong khoảng thế kỷ 18[1].gồm 934 câu thơ[2], chủ yếu là những câu lục bát, thỉnh thoảng có những đoạn trữ tình xen vào, làm theo thể song thất lục bát.I- TÌM HIỂU CHUNGChủ đề: Miêu tả cuộc sống bất hạnh của đôi vợ chồng trẻ Phạm Tải – Ngọc Hoa, những phẩm chất tốt đẹp của họ trước cường quyền bạo lực, trước cái xấu, cái ác. Đồng thời làm rõ thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà trong ước mơ đổi đời.Phạm Tải Ngọc Hoa trên sân khấuI- TÌM HIỂU CHUNG2- Đoạn tríchVị trí: Từ câu 403- 474 của tác phẩm.Đại ý: Thể hiện tinh thần đấu tranh đến cùng của một phụ nữ chống lại tên vua tàn bạo, bảo vệ đạo vợ chồng.Tượng Ngọc HoaII- HƯỚNG DẪN ĐỌC- HIỂU ĐOẠN TRÍCH1. Mâu thuẫn của đoạn trích- Người lương thiện>< tên vua độc ác, đểu cáng, dâm ô, tàn bạo.II- HƯỚNG DẪN ĐỌC- HIỂU ĐOẠN TRÍCH2. Nhân vật Phạm Tải và Ngọc Hoaa) Ngọc Hoa: Xinh đẹp, nết na, mạnh mẽ- Lần 1: Trang Vương ép buộc nàng dõng dạc: + Hiếm gì thiếu nữ trâm anh Mà vua lại phải ép tình tôi chi + Tôi là con gái có chồng Tứ đức chưa trọn, tam tòng đã nên- Lần 2: Trang Vương ép buộc Phạm Tải đi tu để chia rẽ tình cảm vợ chồng, Nàng dựa vào công lí lên án: Chúng tôi bén duyên cùng nhau Đức vua phán thế lấy đâu công bằngII- HƯỚNG DẪN ĐỌC- HIỂU ĐOẠN TRÍCH + Dũng cảm so sánh: Mặt trời lặn quả bóng trăng không bằng: tên vua là mặt trời đã lặn, Phạm Tải như mặt trăng đang lên, chiếu sáng + Lên án tên vua không làm theo pháp luật: Vua nay pháp luật công bình Mà vua phải ép nữ nhi có chồng + Thà chết không phụ chồng: Dù vua xử ức má hồng Thời tôi tự vẫn khỏi lòng bội phu Ngọc Hoa là người phụ nữ đức hạnh và mạnh mẽII- HƯỚNG DẪN ĐỌC- HIỂU ĐOẠN TRÍCHb) Phạm Tải - Không làm theo Trang Vương từ chối mặc cả, đi tu: Nàng đã an phận cùng phi Trước là lánh nạn sau dày tu thân.- Nói với Trang Vương những lời mỉa mai: Và tôi tài thiển trÍ ngu Sợ khi nhảy múa rụng lông tức thì Kiên định giữ đạo vợ chồng, đại diện cho lẽ phải, đạo lí của nhân dân.II- HƯỚNG DẪN ĐỌC- HIỂU ĐOẠN TRÍCH3. Trang Vương – tên bạo chúa - Háo sắc Đức Trang ước nguyện đã phu Nay mừng tiên đã lọt vào bồng lai - Mua chuộc chồng để chiếm vợ bỉ ổi Ta là thánh đế nước này Trước thuận nhà nước sau yên cửa nhà - Ép buộc Ngọc Hoa 2 lần.II- HƯỚNG DẪN ĐỌC- HIỂU ĐOẠN TRÍCH3. Nghệ thuật - Mang môtíp dân gian: + Cốt truyện (cổ tích thần kì) + Quan điểm: đề cao nhân nghĩa, tình vợ chồng chung thủy. - Trí tưởng tượng phong phú, hồn nhiên, ngây thơ, chất phác của dân gian.III- KẾT LUẬNNGHỆ THUẬT- Đoạn trích thể hiện phong vị của truyện thơ dân gian rất rõ nét qua thể thơ lục bát xen song thất, hình ảnh sinh động, ngôn ngữ giản dị, hồn nhiên, mộc mạcNỘI DUNG:Đoạn trích ca ngợi tinh thần quật cường của người dân lao động trước sự tàn bạo của giai cấp Phong Kiến.Ca ngợi tình vợ chồng chung thủy, keo sơn.LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ1-Em hãy trình bày cảm nhận của mình về nhân vật Ngọc Hoa qua đoạn trích?2- nhân vật Trang Vương gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống hôm nay của đất nước ta?DẶN DÒ:CHUẨN BỊ CHO TIẾT SAU: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂNCẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý NGHE GIẢNG. CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
File đính kèm:
- NGOC HOA DOI MAT VOI BAO CHUA.pptx