Bài giảng Sinh học 10 Bài 44: Sự nhân lên của virus
1. Các giai đoạn xâm nhiễm và phát triển của phagơ
* Hãy cho biết 1 chu trình nhân lên của virus trong tế bào vật chủ gồm những giai đoạn nào?
* Một chu trình nhân lên của virus gồm 5 giai đoạn
GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ SINH HỌC LỚP 10 NÂNG CAOBài 44: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUSGIÁO VIÊN: NGUYỄN HẢI TRƯỜNG THÁI BÌNH OCT1. Các giai đoạn xâm nhiễm và phát triển của phagơ * Hãy cho biết 1 chu trình nhân lên của virus trong tế bào vật chủ gồm những giai đoạn nào?- Giai đoạn hấp phụ- Giai đoạn xâm nhập- Giai đoạn sinh tổng hợp- Giai đoạn lắp ráp* Một chu trình nhân lên của virus gồm 5 giai đoạn- Giai đoạn phóng thíchBài 44: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUS1.1 Giai đoạn hấp phụ? Diễn biến của giai đoạn hấp phụ?* Diễn biến: Phagơ bám lên bề mặt tế bào chủ, nhờ thụ thể thích hợp với thụ thể của tế bào chủ.1.2 Xâm nhập ? Sau khi hấp phụ lên bề mặt của vi khuẩn thì virus xâm nhập vào tế bào vi khuẩn như thế nào?* Diễn biến: Bao đuôi của phagơ co lại đẩy bộ gen của phagơ chui vào trong tế bào vật chủ1.3 Sinh tổng hợp? Quá trình sinh tổng hợp các thành phần của virus diễn ra như thế nào ?* Diễn biến: Bộ gen của phagơ điều khiển bộ máy di truyền của tế bào chủ tổng hợp ADN và vỏ capsit cho mình.1.4 Giai đoạn lắp ráp(?) Sau khi đã tổng hợp xong các thành phần của mình thì quá trình lắp ráp để tạo thành một phagơ mới diễn ra như thế nào?* Diễn biến: Vỏ capsit bao lấy lõi ADN, các bộ phận như đĩa gốc, đuôi gắn lại với nhau tạo thành một phagơ mới.1.5 Phóng thích(?) Sau khi đã lắp ráp thành một phagơ hoàn chỉnh thì phagơ sẽ được giải phóng ra khỏi tế bào chủ.Quá trình đó diễn ra như thế nào?* Diễn biến: Các phagơ mới được tạo thành phá vỡ vỏ tế bào chủ chui ồ ạt ra ngoài hoặc tạo thành một lỗ thủng trên vỏ tế bào chủ và từ từ ra ngoài - Trên bề mặt tế bào có các thụ thể rành riêng cho mỗi loại virus nhất địnhĐầu tận cùng sợi đuôi của virus cũng có những thụ thể để nhận biết từng loại vi khuẩn => Đó là tính đặc hiệu1. Tại sao mỗi loại virus chỉ có thể nhiễm vào 1 loại tế bào nhất định?2. Làm thế nào virus phá vỡ tế bào để chui ra được?- Virus có hệ gen mã hoá lizoxom làm tan thành tế bào.- Một số virus ký sinh trên động vật có thể xâm nhập bằng cách ẩm bào hay thực bào.CÂU HỎI MỞ RỘNG2. Virus ôn hoà và virus độc. Khi phagơ xâm nhập vào tế bào sẽ xẩy ra theo hai chiều hướng phát triển là tạo thành virus độc và virus ôn hoà(?) Thế nào là virus độc?- Virus độc là virus phát triển và làm tan tế bào (đây là qua trình lây nhiễm làm tan)(?) Thế nào là virus ôn hoà? Thế nào là tế bào tiềm tan?- Virus ôn hoà là những virus mà bộ gen của nó gắn vào NST của tế bào, nhưng tế bào vẫn sinh trưởng bình thường.- Tế bào tiềm tan là tế bào mang virus ôn hoà- Chỉ khi có một số tác động bên ngoài như tia tử ngoại thì mới có thể chuyển virus ôn hoà thành virus độc và làm tan tế bào.(?) Tại sao một số trâu, bò, gà khi bị nhiễm virus thì bệnh tiến triển rất nhanh và dẫn tới tử vong ?- Virus xâm nhập vào tế bào, nhân lên rất nhanh trong thời gian ngắn sau đó tiếp tục xâm nhập vào tế bào mới cùng loại, sử dụng chất dinh dưỡng của tế bào chủ và thải độc vào đó làm cho tế bào ngừng hoạt động.CÂU HỎI MỞ RỘNG
File đính kèm:
- sinh hoc 10.ppt