Bài Giảng Thể dục 8 - Tiết 41

Kiến thức:

* Nhảy xa:

 - Biết cách thực hiện các động tác bổ trợ, trò chơi bổ trợ.

 - Biết chạy đà 5-7 bước giậm nhảy bước bộ trên không.

 - Biết thực hiện giai đoạn trên không và tiếp đất.

* Trò chơi dân gian:

 - Nắm được ý nghĩa của trò chơi dân gian.

 - Biết được tác dụng của trò chơi dân gian với sự phát triển của thể trạng, ý thức, .

 - Biết chơi một số trò chơi dân gian phổ

ppt15 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài Giảng Thể dục 8 - Tiết 41, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG THUỶ TRƯỜNG THCS ĐỨC PHÚ Giáo viên thực hiện: Vương Hưng Kỳ Tiết 41: - Thể thao tự chọn: TRÒ CHƠI DÂN GIAN - Nhảy xa: HỌC KĨ THUẬT TRÊN KHÔNG VÀ TIẾP ĐẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: * Nhảy xa: 	- Biết cách thực hiện các động tác bổ trợ, trò chơi bổ trợ. 	- Biết chạy đà 5-7 bước giậm nhảy bước bộ trên không. 	- Biết thực hiện giai đoạn trên không và tiếp đất. * Trò chơi dân gian: 	- Nắm được ý nghĩa của trò chơi dân gian. 	- Biết được tác dụng của trò chơi dân gian với sự phát triển của thể trạng, ý thức, ... 	- Biết chơi một số trò chơi dân gian phổ biến. 2. Kĩ năng: * Nhảy xa: 	- Thực hiện cơ bản đúng các động tác bổ trợ. 	- Thực hiện đúng các giai đoạn kĩ thuật trên không, tiếp đất. * Trò chơi dân gian: 	- Rèn luyện thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát. 	- Rèn luyện lối sống đoàn kết, khéo léo. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: 1. Địa điểm: - Nhà tập thể dục, phòng trống hoặc nhà thi đấu. - Chú ý: Đảm bảo an toàn trong tập luyện 2. Phương tiện: - Giáo viên: Còi, dây, cờ, nệm, tranh ảnh, đoạn phim. - Học sinh: Mặc trang phục thể thao, đi giày tập. * Giáo viên: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu tiết học * Lớp trưởng: Tập trung lớp điểm danh * Đội hình nhận lớp: 1. PHẦN MỞ ĐẦU: III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: a. Nhận lớp: b. Khởi động: * Khởi động chung: HS thực hiện chạy nhẹ nhàng 200m - 300m, khởi động các khớp toàn thân từ trên xuống dưới. * Khởi động chuyên môn: Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy gót chạm mông. ĐỘI HÌNH KHỞI ĐỘNG 2. PHẦN CƠ BẢN: a. Nhảy xa: * Một số động tác bổ trợ: - Một bước giậm nhảy đưa đùi chân lên vuông góc với thân. - Tại chỗ thực hiện mô phỏng giai đoạn trên không * Chạy đà 5-7 bước giậm nhảy vào nệm (cát) Đội hình tập luyện Hình ảnh minh hoạ * Giai đoạn trên không: Phần thứ hai: Sau khi thực hiện bước bộ trên không, co - duỗi chân giậm, đánh tay để chuẩn bị tiếp cát ( nệm) Kĩ thuật giai đoạn trên không gồm hai phần: Phần thứ nhất: Khi chân giậm nhảy rời khỏi ván giậm nhảy. * Giai đoạn tiếp cát (nệm): Giai đoạn tiếp cát (nệm) bắt đầu từ khi hai chân tiếp cát (nệm), cần chủ động co chân để giảm chấn động. Hình ảnh minh hoạ * Ý NGHĨA CỦA TRÒ CHƠI DÂN GIAN: - Giúp trẻ nâng cao nhận thức, thư giãn, giải trí bổ ích, nâng cao tinh thần tập thể trong khi chơi, biết đoàn kết, dễ hoà đồng, có cơ hội để khẳng định bản thân. b. Trò chơi dân gian: - Là môi trường để trẻ giao lưu, chia sẻ niềm vui và kinh nghiệm, tinh thần tập thể sẽ được giáo dục một cách rất tự nhiên. - Là một cách để rèn luyện thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát. * LỢI ÍCH, TÁC DỤNG CỦA TRÒ CHƠI DÂN GIAN: - Trò chơi dân gian có tác dụng hấp dẫn đó là chơi không phải chỉ để chơi, mà chơi còn là học. - Mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều lý thú và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè và cộng đồng. - Trò chơi dân gian chính là cách tích tụ về trí tuệ, rèn luyện thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát. * TRÒ CHƠI: GIÀNH CỜ Cách chơi: Chia làm 2 đội, giáo viên sẽ đọc số, 2 em cùng số sẽ chạy lên giành cờ. ĐỘI HÌNH CHƠI: * TRÒ CHƠI: KÉO CO Cách chơi: 4 tổ hình thành 4 đội chơi, kéo co 2 lượt sau đó 2 đội thắng sẽ kéo co chung kết. ĐỘI HÌNH CHƠI: Đội thắng c. Củng cố: Câu 1: Theo các em căn cứ vào giai đoạn nào để xác định kiểu nhảy xa. a. Chạy đà c. Trên không d. Tiếp đất b. Giậm nhảy Câu 2: Trò chơi “ giành cờ” rèn luyện cho các em tố chất gì? a. Nhanh, mạnh b. Mạnh, bền c. Bền, khéo léo d. Nhanh, khéo kéo Câu 3 : Trò chơi “ Kéo co” rèn luyện cho các em tinh thần gì? Đoàn kết là sức mạnh d. Đoàn kết c. Tương thân tương ái b. Khoẻ mạnh c. Trên không d. Nhanh, khéo kéo Đoàn kết là sức mạnh 3. PHẦN KẾT THÚC: - Hướng dẫn HS tập luyện ở nhà. - Nhận xét ưu khuyết điểm tiết học 

File đính kèm:

  • pptThe duc 8(2).ppt
Bài giảng liên quan