Bài giảng Văn học thiếu nhi
VH thiếu nhi
Nghĩa hẹp: gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành riêng cho thiếu nhi.
Nghiã rộng: gồm những tác phẩm văn học thông thường (cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi.
Ở Việt Nam đầu thế kỉ XX bắt đầu xuất hiện các tác phẩm vh viết cho các em nhưng chỉ sau 1945 nền vh thiếu nhi mới chính thức hình thành. Đến nay trải qua nhiều thăng trầm, vh thiếu nhi VN đã phát triển phong phú, đa dạng và thực sự trở thành một bộ phận quan trọng của nền VHDT.
ng sâu thăm thằm nhưng Cóc Tía không hề nản chí. Thế rồi, nhờ gặp được Cò Bạch mà Cóc Tía thấy không cần phải lên kiện Trời nữa. Dưới đôi cánh của Cò Bạch, Cóc Tía đã nhìn thấy những con mương ngang dọc, những hồ chứa nước, những trạm thuỷ nông phun nước ào ào. Tất cả những hình ảnh ấy, theo Cò Bạch chính là thành quả của người lao động: “nhân dân vùng này, trong mấy năm qua đã đắp những đập cao ngăn nước, cho nước chảy vào các ao hồ. Nước các ao hồ dâng lên. Họ lại đào những con mương lớn nhỏ, cho nước chảy đến tưới khắp cánh đồng. Ông Trời không mưa nhưng họ vẫn có thừa nước để tưới ruộng”.Không dừng lại ở việc phản ánh cuộc sống lao động, truyện đồng thoại của Võ Quảng còn mở rộng sang cả đề tài chiến tranh. Đó là trường hợp truyện Hòn Đá, một tác phẩm gợi lên kí ức đau thương về chiến tranh. Sự tàn khốc của chiến tranh, ranh giới mong manh giữa cái sống và cái chết đã được Đá Cuội tái hiện qua những dòng kể ngắn ngủi cho các bạn Đồng Hồ và Lịch Treo. Từ rừng sâu, Đá Cuội đã trở về trong ngôi nhà nhỏ, trở thành người kể chuyện cổ tích chiến tranh để “gợi lại hình ảnh của anh, nhắc nhở chung quanh cần sống như người đã mất”... Truyện đồng thoại của Võ Quảng như vậy đã hướng vào những hiện thực lớn của đời sống đất nước.Chúng ta ghi nhận những cố gắng nói trên nhằm mục đích đổi mới thể loại của Võ Quảng và các nhà văn đương thời. Với sự đổi mới này, truyện đồng thoại Việt Nam đã có một giai đoạn sáng tác thật đẹp đẽ, tham gia tích cực vào việc cổ vũ sự nghiệp lớn lao của dân tộc. Chúng tôi xem, đó là thành quả rất đáng trân trọng của một thời đã qua và cần nghiên cứu để phát huy.c. Mang dáng dấp truyện ngụ ngônViết cho các em, nhà văn Võ Quảng rất chú trọng đến nội dung giáo dục. Theo ông, người viết cho trẻ em phải đồng thời là một nhà sư phạm. Trung thành với quan điểm nghệ thuật này, Võ Quảng đã mang vào đồng thoại những bài học giáo dục nhằm góp phần bồi dưỡng đời sống tâm hồn cho các em. Ở đây, ông cũng như những nhà văn viết cho thiếu nhi khác phải đối diện với một thử thách nghệ thuật: làm sao để đạt được sự hoà giải giữa cảm quan người lớn với tâm hồn trẻ thơ. Trẻ em vốn giàu sức mạnh bản năng tự nhiên, thích tự do rộng rãi, trong lúc người lớn lại muốn đưa các em vào khuôn phép chuẩn mực. Điều này, ở ta, khi văn hoá cộng đồng còn tỏ rõ sức mạnh, khi văn hoá cá nhân chưa tìm được tiếng nói khẳng định thì điều này càng bộc lộ rõ. Để giải quyết điều này, Võ Quảng tránh con đường dùng quyền uy người lớn để áp đặt, cao giọng với các em. Ông lấy cái các em thích làm cơ sở cho những sáng tạo. Không phải tất cả nhưng đa phần tác phẩm của ông được các em đón nhận như một thứ trò chơi đầy cảm hứng. Các em có thể đóng vai, hoá thân vào các nhân vật và những cuộc chơi đầy ắp tiếng cười nở ra, lan toả...-Đã có lần nhà văn Vũ Ngọc Bình nói đại ý rằng, một số đồng thoại của Võ Quảng mang “dáng dấp của những ngụ ngôn”(3). Chúng tôi đồng tình với nhận xét này và xem đó như một đặc điểm của truyện đồng thoại Võ Quảng. Đúng là, trong một số tác phẩm đồng thoại, Võ Quảng bộc lộ rõ xu hướng triết lí. Thi thoảng, ông để cho nhân vật cao giọng, chẳng hạn như lời Vịt Bầu nói với Cóc Tía: “Đối với tôi, sống có nghĩa là bơi” (Chuyến đi thứ hai). Nhưng căn bản, ông để cho nội dung triết lí toát lên từ bản thân hình tượng. Theo tôi, thể hiện rõ nhất điều này là truyện Đò Ngang. Nhân vật của câu chuyện là một anh Đò Ngang suốt ngày đêm đưa khách qua sông. Đò Ngang làm rất tốt công việc của mình nhưng tự đáy lòng, Đò Ngang khao khát được như Thuyền Mành đi đây, đi đó. Khao khát của Đò Ngang thật đáng trân trọng vì nó phản ảnh nhu cầu mở mang hiểu biết để được lớn lên. Thuyền Mành đã chỉ cho Đò Ngang hiểu được thế nào là “lớn”, cái lớn không cần tìm ở đâu xa mà ngay trong ý nghĩa công việc hiện tại của mình. “Mỗi khi Đò Ngang cập bến, mọi người đều ùa ra reo mừng. Hỏi ở đây có người nào được đón tiếp như vậy? Đò Ngang cũng được lớn lên. Cái lớn đó không đo được bằng cân hay bằng thước...”. Triết lí tạo chiều sâu tư tưởng cho tác phẩm, nới rộng đối tượng bạn đọc. Song lắm khi, triết lí lại hạn chế ngay chính bạn đọc nhỏ tuổi của nhà văn. Đây thực là một cái khó của nghề viết văn cho trẻ!d. Truyện đồng thoại Võ Quảng ngắn gọn, ngôn từ giàu hình ảnh...-Truyện đồng thoại của Võ Quảng thường ngắn gọn. Đặc điểm này đã chi phối tới việc tổ chức tác phẩm của nhà văn. Trong mỗi tác phẩm, Võ Quảng thường chỉ xây dựng một tình huống, trần thuật và miêu tả bằng những câu văn hết sức chắt lọc. Tả cảnh núi đồi mùa thu, ông chỉ viết hai câu: “Nhìn ra, mây đùn tan biến. Đồi núi trải ra như đàn rùa lóp ngóp và xa rất xa, trên một quả núi cao, một lâu đài hiện ra như một hòn ngọc” (Bài học tốt). Tả cảnh thiên nhiên tiết giêng hai, ông cũng sử dụng không quá hai câu: “Những lộc mới lên cành đang xôn xao phơi bày những chiếc áo mới. Những trận gió bấc rớt lại từ mùa đông cứ kỳ kèo chưa chịu dứt” (Sáo Sậu và Đàn Trâu)... Văn Võ Quảng rất giàu hình ảnh, ngôn từ động. Cho nên, dù chỉ vài nét chấm phá, nhà văn vẫn vẽ được những bức tranh thiên nhiên đặc trưng và đầy sinh khí. Hẳn Võ Quảng đã rất dụng công trong những dòng miêu tả như thế!-Đối với Võ Quảng, tác phẩm văn học viết cho các em là một công trình sư phạm nghiêm túc. Một cuốn sách hay bao giờ cũng đem đến cho các em những điều tốt đẹp, luôn là một gia tài trong hành trang vào đời của các em. Vì vậy, người viết văn phải có trách nhiệm, phải có nghề và thực sự tâm huyết. Đó là quan niệm và cũng là tâm sự sáng tác của đời văn Võ Quảng. Tìm hiểu cuộc đời ông mới thấm thía hết sự hi sinh của một nhà văn yêu trẻ. Từ Quảng Nam - Đà Nẵng tập kết ra Bắc, Võ Quảng có những cơ hội để thăng tiến trên con đường chính trị. Thế nhưng, ông lại chọn con đường kết bạn với trẻ em. Ông muốn sống giữa thế giới hồn nhiên, trong trẻo. Đường cách mạng - đường văn của ông rốt cục lại là con đường đến với trẻ thơ. Miệt mài gần nửa thế kỉ sáng tạo, Võ Quảng đã có một sự nghiệp văn học giá trị với đủ mọi thể loại thơ, tiểu thuyết, đồng thoại, kịch bản phim hoạt hình và lí luận phê bình. Võ Quảng đã viết truyện đồng thoại trong niềm say mê, trong cái hứng thú của người thích rủ rỉ và lắm lúc hóm hỉnh kể chuyện loài vật cho các em. Vẫn còn đó trong tâm trí bao thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi những Mắt Giếc đỏ hoe, Bài học tốt, Những chiếc áo ấm... Đó thực sự là “những công trình sư phạm” mang đậm bản sắc Võ Quảng: đậm chất dân gian, ngắn gọn, giàu tính triết lí và tình yêu thương3. VÀI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT THƠ VĂN VÕ QUẢNGa. Nghệ thuật miêu tả*nghệ thuật miêu tả rất tinh tế ,chỉ bằng vài chi tiết chọn lọc ông đã khắc họa con vật một cách nổi bật .như miêu tả con trâu mộng :‘da đen bóng loáng ức rộng thênh thênh đôi sứng vênh vênhchóp sừng nhọn hoắt con lợnlưng mảy múm mím mắt mày béo hípđuôi may ngắc ngắcmiệng mày nhóp nhépmũi mày hít hít ụt ịt ụt ịtnghệ thuật miêu tả thiên nhiên rất đặc sắc- ông thường phát hiện ra nhữnng vẻ đẹp thiên nhiên mà gần gũi mà kì diệu -thơ võ quảng ta có cảm giác như được dạo chơi trong một công viên kì lạ ở đó bài nhiều loại chim ,loại cỏ thơm ,có những giọt sương sớm ,những ánh nắng ban mai thiên nhiên rộn ràng âm thanh màu sắc ,đầy ắp tiếng cười ,tiếng hátVăn xuôi của ông có những trang miêu tả thật tài hoa và sâu sắc như bài quê nội và bài tảng sáng tác giả đã vẽ lên cảnh quê thật lộng lẫy và xinh đẹpb. Ngôn ngữ và nhạc điệu thơ văn võ quảng rất giàu nhạc điệu .trẻ em thích và dễ thuộc thơ ông cũng vì nhạc điệu đó .có bài mang âm điệu của bài đồng dao :như “chị chổi tre” ,có bài êm dịu ,hài hòa như bài “thuyền lướt” , “anh đom đóm” bài tiết tấu thay đổi như “gà mái hoa” , “bác mưa”hệ thống ngôn ngữ trong thơ võ quảng thường là những từ thông dụng ,giản dị ,dễ hiểu ,dễ nhớ ,đặc biệt ông sử dụng các biện pháp tu từ làm cho vốn từ thêm sinh động và hấp dẫn hơnthơ võ quảng chắc khỏe với từ láy ,những thanh chắc ,những cử chỉ ,hành động ,luôn luôn biến đổi .ông rất sành vần trắc trong thơ bởi vần chắc hợp với tâm hồn vui tươi ,nghịch ngợm ,của trẻ thơ ,như mêu tả lợn ,con chẫu chàng võ quảng biết khéo léo kết hợp những mảng từ tượng thanh bằng cách dùng hoàn toàn tiếng kêu của loài vật như gà tục tục tác ,vịt thì cạc cạc cạc ,lợn thì ịt ịt ịt văn xuôi võ quảng cũng giàu nhạc điệu .đọc văn của ông ta thấy chất thơ trong từng câu ,từng chữ ví dụ như bài “tảng sáng’’ , “quê nội ’’c: những chi tiết hài hước dí dỏm-thơ văn võ quảng thường xuất hiện những chi tiết dí dỏm ,hóm hỉnh ,ngồ ngộ rất dễ nhớ -thơ sự dí dỏm thể hiện trong cách quan sát ,cách nhìn nhận cách miêu tả -văn xuôi :cách miêu tả nhân vật thật hài hước ,dí dỏmGiảng đoạn 2 bài thơ LượmĐường quê vắng vẻLúa trổ đòng đòng Ca-lô chú béNhấp nhô trên đồng...Bỗng lòe chớp đỏThôi rồi ,Lượm ơi!Chú đồng chí nhỏMột dòng máu tươi!Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bôngLúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng ...Lượm ơi, còn không? Cháu đi đường cháu Chú lên đường xa Đến nay tháng sáu Chợt nghe tin nhà Ra thế Lượm ơi!Một hôm nào đó Như bao hôm nào Chú đồng chí nhỏ Bỏ thư vào baoVụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèoThư đề "Thượng khẩn"Sợ chi hiểm nghèo?Đọc đoạn thơ 2 Học sinh suy nghĩ trả lời* Hình ảnh chú Lượm trên đương có gì gân gũi với đoạn thơ điệp khúc trên? Lựơm - hồn nhiên hăng hái - dũng cảm - Không chán chừ trước súng đạn - Coi việc hoàn thành nhiệm vụ là mục đích đầu tiên=> Khí phách anh dũng của Lượm không thay đổi.* Hình ảnh Lượm bất ngờ bị trúng đạn, ngã xuống, nằm trên đồng lúa được miêu tả qua những chi tiết nào? gợi cho em cảm xúc gì?Lượm hi sinh : - Ngã xuống trên đất quê hương - Tay vẫn nắm chặt bông lúa quê hương - Lúa thơm mùi sữa mẹ - Linh hồn hoá thân vào non sông đất nước=> Miêu tả thực và lãng mạnTâm trạng và tình cảm của tác giả khi kể về sự hi sinh của Lượm như thế nào?Tg sử dụng các biện phấp gây ấn tượng cho người đọc:- Tách 1 câu thơ thành khổ riêng Tách câu thơ 4 tiếng thành 2 tiếngDùng hô ngữDùng câu hỏi tu từ, cảm thán Cảm xúc ngạc nhiên, bàng hoàng, đau đớn, nghẹn ngào* Tóm lại: Bằng các bp tách câu, tu từ, cảm thán tác giả đã kể lại sự hi sinh anh dũng của Lượm trong niềm thương tiếc, đau buồn.
File đính kèm:
- Chương x.ppt