Bài tìm hiểu Về điêu khắc, cửu vị thần công và cửu đỉnh thời Nguyễn

I. ĐIÊU KHẮC

Cố Đô Huế đã đánh dấu một thời kỳ phát triển mới, thể hiện bằng các tác phẩm điêu khắc trên đá, trên đồng, trên gỗ.

 Điêu khắc cung đình Huế mang tính tượng trưng rất cao. Trong cung đình và các lăng tẩm , ở các góc sân thường có những con nghê bằng đồng được đặt ở các bục cao. Toàn thân các con nghê có vẩy nổi: mắt ,mũi, chân, móng được diễn tả rất kĩ. Ngoài ra, các lăng mộ còn có nhiều tượng người va thú được làm bằng đá rất công phu, hiện thực như: tượng Quan Hầu, tượng Hộ Pháp, tượng Kim Cương,

 

ppt11 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 938 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tìm hiểu Về điêu khắc, cửu vị thần công và cửu đỉnh thời Nguyễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
BÀI TÌM HIỂUVỀ ĐIÊU KHẮC, CỬU VỊ THẦN CÔNG VÀ CỬU ĐỈNH THỜI NGUYỄN Tượng Quan hầu ở lăng Khải ĐịnhI. ĐIÊU KHẮCCố Đô Huế đã đánh dấu một thời kỳ phát triển mới, thể hiện bằng các tác phẩm điêu khắc trên đá, trên đồng, trên gỗ. Điêu khắc cung đình Huế mang tính tượng trưng rất cao. Trong cung đình và các lăng tẩm , ở các góc sân thường có những con nghê bằng đồng được đặt ở các bục cao. Toàn thân các con nghê có vẩy nổi: mắt ,mũi, chân, móng được diễn tả rất kĩ. Ngoài ra, các lăng mộ còn có nhiều tượng người va thú được làm bằng đá rất công phu, hiện thực như: tượng Quan Hầu, tượng Hộ Pháp, tượng Kim Cương,Tượng Quan hầu ở lăng Khải ĐịnhCác tác phẩm điêu khắc đá thanh hoành tráng như bia chùa Linh Mụ, bia tượng ở các lăng vua, bia tiến sĩ ở Văn Miếu, tượng chân dung các quan binh, voi ngựa, rồng lân ở các lăng và Đại nội là một khối lượng bia tượng đá phong phú nhất của Việt Nam hiện nay. Các tác phẩm điêu khắc đồng như Cửu Đỉnh ở Thế miếu, nghê chầu ở sân điện Thái Hòa, nghi môn ở Đại nội, Cửu vị Thần công và tượng Tả tướng quân là những thành tựu khá đồ sộ so với qui mô của nghề thủ công đúc đồng truyền thống. Tượng Tả tướng quân Lê Văn DuyệtNghi môn ở Đại NộiTrong điêu khắc gỗ, phần khắc chạm gỗ trang trí với những bức chạm nổi, chạm lộng trên các chi tiết công trình kiến trúc lại đạt đến sự tinh xảo và có tính thẩm mỹ cao. Cửu vị thần côngII. Cửu vị thần công :Cửu vị thần công là tên gọi 9 khẩu thần công được các nghệ nhân Huế đúc dưới thời vua Gia Long. 9 khẩu thần công được đánh giá là một trong những tác phẩm nghệ thuật bằng đồng có giá trị cao. Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, khi lên ngôi, vua Gia Long liền cho các nghệ nhân đương thời tập trung tất cả các binh khí và vật dụng bằng đồng để đúc thành 9 khẩu thần công để làm vật chứng cho chiến thắng vẻ vang của mình. Công việc đúc chính thức từ năm 1803 và hoàn thành vào năm 1804. Những hoạ tiết trên mỗi khẩu thần côngMỗi khẩu dài 5,1 m và nặng 17.000 cân. Phía dưới các khẩu thần công là giá súng và bệ súng cũng được chạm trổ cực kỳ công phu và tỉ mỉ. Thân súng chạm trổ tỉ mỉ, khắc danh hiệu, vị thứ, trọng lượng, cách dùng súng, bài ký về việc tranh chấp với Tây Sơn cùng việc thu đồng đúc súng.Người ta lấy tên bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Ðông và ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ để đặt tên cho 9 khẩu súng. . Cửu vị thần công được xem là một vị thần linh vừa là vật thiêng bảo vệ kinh thành. Chúng được xem là một tác phẩm nghệ thuật bằng đồng có giá trị cao của kinh thành Huế cùng với Vạc đồng và Cửu Đỉnh, chúng được xem là bảo vật của kinh thành Huế nói riêng và cả nước nói chung.III. Cửu Đỉnh: Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là chín cái đỉnh bằng đồng, mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một vị hoàng đế của triều Nguyễn, chúng có trọng lượng khác nhau và hình chạm khắc bên ngoài đỉnh cũng khác nhau. Cửu Đỉnh được đặt ở trước Hiển Lâm Các đối diện với Thế Miếu, phía tây nam Hoàng Thành tại thành phố Huế. Trên mỗi đỉnh có ghép 17 tấm đồng chạm khắc các phong cảnh như sông núi..., sản vật như lúa ngô... của đất nước. Tổng cộng có 153 tấm chạm khắc. Các còn đỉnh khác nhau về hình dáng quai, hình dáng chân. Đỉnh lớn nhất là Cao Đỉnh, cao 2,5m nặng 2601kg; nhỏ nhất là Huyền Đỉnh, cao 2,21m nặng 1935kg.IV. TRÒ CHƠI:Câu 1: Các tác phẩm điêu khắc thường được thể hiện trên các vật liệu nào?Đáp án: Trên đá, gỗ, đồng,Câu 2: Nêu tên của cửu vị thần công?Đáp án: Xuân, hạ, thu, đông, kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ.,..Câu 3: Nêu đỉnh cao nhất, thấp nhất và độ cao của nó?Đáp án: Đỉnh cao nhất là Cao Đỉnh cao 2.5m, thấp nhất là Huyền Đỉnh cao 2.21mNhững người thực hiện: Võ Thành Phúc Nguyễn Thị Thuỳ Trang Hoàng Thị Thanh Thảo Nguyễn Thị Thuỳ Nhung Nguyễn Thị Nhật Quỳnh Nguyễn Ngọc Hải Huỳnh Ngọc Hải Trương Ngọc Thanh Thanh Nguyễn Thị Thu Trang Hà Nguyễn Thái Học Trần Hoàng Khánh HàS	E	E	Y	O	U	S	O	ONTỔ 4 LỚP 9/5

File đính kèm:

  • pptBai tim hieu ve mi thuat thoi Nguyen.ppt
Bài giảng liên quan