Chương trình địa phương phần Tập Làm Văn 9 - Chủ đề: An Toàn Giao Thông

An toàn giao thông là các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông, phải có ý thức khi tham gia giao thông.

An toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không, là sự chấp hành tốt các luật lệ về giao thông, cư xử phù hợp khi lưu thông trên các phương tiện giao thông. 

 

ppt15 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 792 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương trình địa phương phần Tập Làm Văn 9 - Chủ đề: An Toàn Giao Thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
tai nạn giao thông.Một số vụ tai nạn giao thông :Lúc 9h 15 phút sáng 7/6/2013 tại km 44+5 đèo Khánh Lê - Lâm Đồng, thuộc địa phận thôn Bố Lang, xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa đã xảy ra một tai nạn nghiêm trọng làm 05 người chết tại chỗ (gồm 04 phụ nữ, 01 bé trai, 1 chưa rõ) và 22 người bị thương đang được cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa huyện Khánh Vĩnh.Khoảng 5h sáng nay 7.6, tại Km220, quốc lộ 20 thuộc địa bàn thôn Định An, xã Hiệp An, huyện Đức trọng(Lâm Đồng), cách thành phố Đà Lạt 11km xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trong làm 2 người thiệt mạng tại chỗ.Xe khách Bắc - Nam biển số 49H.8116 do Lê Đăng Tuệ (31 tuổi), ngụ tại Bình Định điều khiển, khi đi ngang đoạn đường trên thì một chiếc xe máy từ đường hẻm phóng ra do Bùi Hiếu Hiền (67 tuổi) điều khiển, chở theo Nguyễn Thị Thanh (48 tuổi) không quan sát đường ưu tiên, còn xe khách không làm chủ được tốc độ đã tông vào xe máy, sau đó lao xuống hố cống bên vệ đường.Hậu quả ông Hiền và bà Thanh bị kẹt dưới gầm xe khách và chết tại chỗ, xe máy bị hư hỏng nặng. Hơn 10 người đi trên xe khách 49H.8116 bị thương nặng phải chở đến Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng cấp cứu. Rất may xe không bị lật nên nhiều người thoát chết trong gang tấc. Đây là vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng thứ 4 xảy ra trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tính từ đầu tuần đến nay.Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Cụ thể như sau :1- Người điều khiển phương tiện- Không tuân thủ pháp luật một cách nghiêm ngặt và tự giác. Đây là yếu tố chính dẫn đến tai nạn ngày càng gia tăng. Theo thống kê cho thấy, chỉ khoảng 48% người điều khiển phương tiện (xe máy) có giấy phép hợp lệ. Trong số đó, phần lớn không nắm chắc luật lệ giao thông một cách kỹ lưỡng, bởi những tiêu cực trong cấp phát bằng lái xe vẫn phổ biến. Ví dụ như :+ Tình trạng không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy vẫn thường xuyên xẩy ra.+ Dùng vũ khí chống lại cảnh sát giao thông.+ Dùng chân điều khiển phương tiện giao thông.+ Đi xe lai 3, lai 4 và không đội mũ bảo hiểm.+ Vượt đèn đỏ.+ Sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông.+ Sử dụng xe găn máy khi chưa đến tuổi.+ Không mang theo giấy tờ khi tham gia giao thông.+ .- Phương tiện không qua kiểm định an toàn hằng năm. Xe cộ ở Việt Nam chỉ bị kiểm định một lần khi làm thủ tục đăng ký mà thôi. Cơ quan chức năng không hề quan tâm đến sự xuống cấp sau đó của những phương tiện đang lưu hành trên đường. Thiết nghĩ là cơ quan chức năng phải yêu cầu chủ xe đăng ký về chất lượng an toàn và đóng thuế đường hằng năm.2- Về cơ sở hạ tầngCơ sở hạ tầng là một lĩnh vực lớn, đòi hỏi nghiên cứu, nhưng thiết nghĩ nó không phải là yếu tố chính gây ra tai nạn giao thông hiện nay ở Việt Nam. Những ổ gà trên đường không còn xa lạ gì đối với chúng ta.Các giải phân cách không còn đúng nghĩa là giải phân cách.3- Yếu tố cảnh sát giao thông- Cảnh sát giao thông phải là người cầm cân nảy mực đối với giao thông và người chấp hành luật pháp nhiều nhất. Theo luật, thì mọi người đều có quyền bình đẳng và tất cả những người lái xe trên đường đều bình đẳng như nhau. Thế nhưng, không ít cảnh sát giao thông Việt Nam vi phạm những khuôn khổ giao thông bất cứ lúc nào. - Cảnh sát giao thông không đưa ra hình phạt chặt chẽ. * Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.* Hay là những thanh niên chưa đến tuổi sử dụng xe gắn máy tham gia giao thông.Cả gia đình, nhà trường và các cơ quan quản lý có liên quan đều phải tuân thủ pháp luật. Luật quy định chưa đủ 18 tuổi thì chưa được quyền điều khiển xe gắn máy.Hiện nay, học sinh vô tư đi xe máy đến trường mà không đội mũ bảo hiểm hay tuân theo bất cứ một quy định nào của pháp luật. Vấn đề đó không chỉ phổ biến ở trong học sinh cấp Trung học phổ thông (cấp 3), những cô nữ sinh, những câu nam sinh, mà người sử dụng xe còn bao gồm cả học sinh cấp Trung học cơ sở (cấp 2).Học sinh đi xe lai nhau mà không đội mũ bảo hiểm đã đành. Nay lại còn cân 3, cân 4, thậm chí là 5, 6 người trên một chiếc xe. Điều đáng buồn ở đây là họ còn mặc trên người bộ quần áo đồng phục nhà trường khiến cho mọi con mắt nhìn vào đều đánh giá không tốt về ý thức học sinh hiện nay.Học sinh còn sử dụng điện thoại khi đi xe, ô che để tránh mưa, tránh nắng; dàn hàng hai hàng ba cản trở giao thông; nô đùa khi đang tham gia giao thông mà không mảy may để ý đến hậu quả của hành động đó.Mặc dù đã kí cam kết của nhà trường, đã bị cảnh sát giao thông phạt nặng nhưng việc học sinh các cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông vẫn cứ tiếp diễn. Các em chống đối bằng cách gửi xe ở nhà dân gần trường rồi đi bộ đến trường hay chấp nhận đi đường vòng,phi nhanh, lượn lách để trốn tránh cảnh sát giao thông,Để tránh những cái chết thương tâm và những thiệt hại nặng nề về người và của khi tham gia giao thông, chúng ta cần nắm vững những kiến thức về văn hóa giao thông và thực hiện tốt luật đi đường.Văn hóa giao thông là gì ? Để xây dựng văn hóa giao thông nơi công cộng chúng ta phải làm thế nào? Và thực hiện tốt an toàn giao thông bằng cách nào?Văn hóa giao thông là cách ứng xử khi tham gia giao thông của mọi người như: Biết từ tốn, bình tĩnh, yêu tiên, nhường nhịn người già trẻ em. Biết xin lỗi, cảm ơn khi xảy ra va quệt, biết đội mũ bảo hiểm cho mình và trẻ em khi tham gia giao thông; đó là sự tôn trọng, là sự hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành các quy định khi tham gia giao thông. Để xây dựng văn hóa giao thông nơi công cộng chúng ta hãy cùng nhau :- Chấp hành tốt quy tắc giao thông.- Có những hành vi văn hóa ở những nơi công cộng: Bến xe, bến tàu, trên xe buýt, xe khách, tàu hỏa,... Như :+ Tuân thủ việc xếp hàng mua vé xe, xếp hàng khi lên xe.+ Nhường chỗ cho người già, phụ nữ và trẻ em ở nơi công cộng và trên phương tiện công cộng.+ Giúp đỡ người tàn tật, người già và trẻ em khi đi qua đường.+ Giữ gìn vệ sinh công cộng, tôn trọng các quy định về trật tự công cộng+ Xây dựng nếp sống văn hóa giao tiếp, ứng xử lịch sự và tôn trọng lẫn nhau.Những giải pháp thiết thực để tham gia giao thông an toàn và giảm thiểu tai nạn giao thông.- Nhóm giải pháp: Nâng cao hiệu quả công tác Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ.+ Đổi mới và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ.+ Tổ chức bộ máy quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ khoa học và hiệu quả, nâng cao hiệu lực quản lý.+ Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đồng bộ hiện đại. Tăng cường công tác thẩm định, quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, khắc phục ngay những điểm đen giao thông.+ Quản lý chặt chẽ các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.+ Tăng cường quản lý công tác đào tạo, quản lý người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. + Nâng cao hiệu quả công tác khai thác, tổ chức, quản lý giao thông gắn với đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ.+ Tăng cường công tác cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ đảm bảo thực hiện nghiêm minh pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ.+ Xây dựng hệ thống thống kê phân tích tai nạn giao thông đường bộ khoa học và chính xác.+ Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, xử lý tai nạn giao thông đường bộ.- Nhóm giải pháp: Nâng cao năng lực quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ cho lực lượng Công an và lực lượng Thanh tra giao thông.+ Tổ chức phân công, phân cấp rõ ràng nhiệm vụ giữa lực lượng cảnh sát giao thông và các lực lượng khác tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ.+ Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trình độ nghiệp vụ, pháp luật, giáo dục chính trị tư tưởng, thái độ phục vụ nhân dân cho lực lượng Công an.+ Tăng cường biên chế, trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại cho lực lượng cảnh sát giao thông, phân cấp thêm nhiệm vụ cho Công an một số huyện đặc thù. - Nhóm giải pháp: Tổ chức cuộc vận động xây dựng "Văn hoá giao thông" + Xây dựng đề án "Văn hoá giao thông ", huy động các ban ngành, đoàn thể tham gia thực hiện đề án.+ Phát động phong trào toàn dân tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông. + Tuyên truyền “Bảo vệ an toàn giao thông”Nhưng giải pháp quan trọng nhất vẫn là mọi người phải có ý thức khi tham gia giao thông trên đường bộ, đường thủy, đường không.Mọi người nên thực hiện đúng theo quy định an toàn giao thông được nhà nước ban hành để phòng tránh tai nạn giao thông cũng như đảm bảo sự an toàn cho mình và mọi người khi tham gia giao thông trên đường.* Khắc phục tình trạng học sinh đi gắn xe máy đến trường.Đưa luật giao thông đường bộ vào cho học sinh ngay từ tiểu học, và được áp dụng luôn ngay từ khi các em còn bé.Vấn đề giao thông đang là một vấn đề hết sức bức bách cần nhà nước và toàn nhân dân quan tâm và giải quyết. Chính vì vậy mỗi chúng ta đều có trách nghiệm thực hiện tốt Văn hóa giao thông, An toàn giao thông thì tình trạng Tai nạn giao thông sẽ giảm thiểu nhanh chóng đem lại sự an toàn cho người tham gia giao thông, mối lo sợ nguy cơ tai nạn khi tham gia giao thông sẽ không còn. Ngay như chúng ta là những học sinh đang ngồi trên ghết nhà trường, là tương lai của đất nươc, chúng ta cũng nên góp phần thực hiện tốt An toàn giao thông: tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp; bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông;chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...; đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định. Hãy vì cuộc sống của chính mình và mọi người xung quanh mà Thực hiện tốt an toàn giao thông ..!!Xin Trân Thành Cảm Ơn !Quý Thầy Cô và các bạn đã xem bài trình chiếu NGHỊ LUẬN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG( Chương trình địa phương phần Tập Làm Văn)Của nhóm chúng em.

File đính kèm:

  • pptchuong trinh dia phuong van 9 lam dong.ppt
Bài giảng liên quan