Chuyên đề Con đường hình thành sáng kiến kinh nghiệm và việc viết sáng kiến kinh nghiệm

A/ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:

I. Các định nghĩa:

 1/ Sáng kiến là gì ? –Đó là ý kiến mới, có tác động làm cho công việc tiến hành được tốt hơn.

Có hai loại ý kiến mới: Ý kiến mới đã được áp dụng và ý kiến mới chưa được áp dụng

 2/Kinh nghiệm : là điều hiểu biết có được do tiếp xúc với thực tế , do từng trải.

Kinh nghiệm không phải là nội dung thụ động của ý thức , mà là sự tác động thực tiễn của con người đến thế giới khách quan.

II. Các loại kinh nghiệm : Dựa vào nguồn gốc hình thành kinh nghiệm mà ta có các loại kinh nghiệm sau:

 Loại kinh nghiệm Nguồn gốc Bản chất , đặc điểm

1 Kinh nghiệm nghe nhìn Từ hoạt động nghe nhìn Chưa áp dụng thử nghiệm , thiếu chứng cứ thành công nên chưa đủ độ tin cậy (dù hợp lý)

KN loại nàylà kiến thức , phụ thuộc sự thông minh của người viết.

2 Kinh nghiệm lập luận Nhờ suy nghĩ, lập luận Như trên.

3 Kinh nghiệm có tác động đến thực tiễn Do đã tự làm, tự tác động đến thực tế. Đã áp dụng thử nghiệm, có chứng cứ thành công nên có độ tin cậy cao.

III. Các loại SK và SKKN:

Khi một người dùng lời nói hoặc chữ viết để thông báo KN của mình thì những KN của họ trở thành SK.

Để xác định thông báo đó là SK hay SKKN thì phải xét nó thuộc loại nào theo bảng sau:

Loại kinh nghiệm Trở thành Đặc điểm

1/ Nghe nhìn Sáng kiến Có đổi mới nhận thức nhưng chưa tạo ra hiệu quả thực tế.

2/ Phân tích, lập luận Sáng kiến Như trên

3/ Tác động thực tiễn SKKN Đã tạo ra hiệu quả thực tế.

Lưu ý: Mọi SK phải trải qua thử nghiệm,nếu có hiệu quả thì SK đó mới trở thành KN.Và nếu viết KN đó ra thì ta có bản SKKN.

SKKN phải có 2 điều kiện, đó là: SÁNG TẠO và HIỆU QUẢ.(Hay còn gọi là tính “ mới” và tính “lợi ích”.

 

doc6 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Con đường hình thành sáng kiến kinh nghiệm và việc viết sáng kiến kinh nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Chuyên đề : CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 VÀ VIỆC VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 	 Biên soạn: Trần Văn Thọ
A/	NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:
I. Các định nghĩa:
	1/ Sáng kiến là gì ? –Đó là ý kiến mới, có tác động làm cho công việc tiến hành được tốt hơn.
Có hai loại ý kiến mới: Ý kiến mới đã được áp dụng và ý kiến mới chưa được áp dụng
	2/Kinh nghiệm : là điều hiểu biết có được do tiếp xúc với thực tế , do từng trải.
Kinh nghiệm không phải là nội dung thụ động của ý thức , mà là sự tác động thực tiễn của con người đến thế giới khách quan.
II. Các loại kinh nghiệm : Dựa vào nguồn gốc hình thành kinh nghiệm mà ta có các loại kinh nghiệm sau:
Loại kinh nghiệm
Nguồn gốc
Bản chất , đặc điểm
1
Kinh nghiệm nghe nhìn
Từ hoạt động nghe nhìn 
Chưa áp dụng thử nghiệm , thiếu chứng cứ thành công nên chưa đủ độ tin cậy (dù hợp lý)
KN loại nàylà kiến thức , phụ thuộc sự thông minh của người viết.
2
Kinh nghiệm lập luận
Nhờ suy nghĩ, lập luận
Như trên.
3
Kinh nghiệm có tác động đến thực tiễn
Do đã tự làm, tự tác động đến thực tế.
Đã áp dụng thử nghiệm, có chứng cứ thành công nên có độ tin cậy cao.
III. Các loại SK và SKKN:
Khi một người dùng lời nói hoặc chữ viết để thông báo KN của mình thì những KN của họ trở thành SK.
Để xác định thông báo đó là SK hay SKKN thì phải xét nó thuộc loại nào theo bảng sau:
Loại kinh nghiệm
Trở thành
Đặc điểm
1/ Nghe nhìn
Sáng kiến
Có đổi mới nhận thức nhưng chưa tạo ra hiệu quả thực tế.
2/ Phân tích, lập luận
Sáng kiến
Như trên
3/ Tác động thực tiễn
SKKN
Đã tạo ra hiệu quả thực tế.
Lưu ý: Mọi SK phải trải qua thử nghiệm,nếu có hiệu quả thì SK đó mới trở thành KN.Và nếu viết KN đó ra thì ta có bản SKKN.
SKKN phải có 2 điều kiện, đó là: SÁNG TẠO và HIỆU QUẢ.(Hay còn gọi là tính “ mới” và tính “lợi ích”.
IV. Chọn đối tượng để nghiên cứu và chọn đề tài:
	1/Mục tiêu của SKKN: Có những loại SKKN đặt mục tiêu nâng hiện trạng từ xấu lên mức đạt yêu cầu hoặc tốt. Cũng có loại SKKN đặt mục tiêu làm cho hiện trạng từ tốt trở nên tốt hơn.
Trong 2 loại trên, ưu tiên loại thứ nhất vì tính cấp bách của nó.
	2/ Các lĩnh vực cần quan tâm nghiên cứu đổi mới:
Trong nhà trường,các lĩnh vực cần có SKKN có thể chia làm 3 nhóm sau:
-Nhóm 1:Công tác quản lý , hoạt động Đội ,tổ chuyên môn,đoàn thể.
-Nhóm 2:Hoạt động GD đạo đức HS, nâng cao chất lượng học tập, tổ chức các hoạt động khác v..v
-Nhóm 3:Cải tiến pp giảng dạy, nâng cao hiệu quả các bài dạy.
	3/ Chọn đề tài: Khi chọn đề tài, bạn cần lưu ý các điểm sau:
-Vấn đề bạn đặt ra là cấp bách (có mâu thuẫn giữa thực trạng và yêu cầu cần đạt )
-Vấn đề bạn đặt ra là mới, chưa ai làm hoặc có người đã làm nhưng hiệu quả thấp.
V. Đặt tên cho đề tài:
Tên đề tài SKKN cần đạt 2 yêu cầu sau: GỌN và RÕ. (Thông thường ta thấy: nếu viết gọn thì không rõ ;còn viết rõ ý thì không gọn) .Tuy nhiên , cần lấy tiêu chuẩn RÕ làm chính.
VI. Con đường hình thành 1 SKKN
Để biến ý tưởng mới (SK) của bạn trở thành 1 SKKN, bạn cần thực hiện theo trình tự các bước sau:
Các bước
Công việc của từng bước
1
Quan sát thực tiễn vấn đề bạn quan tâm
2
Chọn ra mâu thuẫn cần cải tiến, đổi mới
3
Chọn điều kiện, khả năng, đối tượng và đặt tên đề tài
4
Phân tích vấn đề và hình thành ý tưởng mới (SK)để giải quyết vấn đề
5
Aùp dụng SK vào thực tiễn và thấy có kết quả
6
Đăng ký đề tài SKKN với tổ, với trường
7
Thực nghiệm công khai lần1 để tổ góp ý
8
Thực nghiệm hoặc báo cáo kết quả thực nghiệm. Tổ xếp hạng
9
Viết thành bản SKKN để nộp cho tổ, cho trường
Chú ý: ý tưởng mới ở đây chủ yếu là các biện pháp để giải quyết vấn đề.
VII. Tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá bản SKKN:
Bản SKKN của bạn sẽ được đánh giá theo các tiêu chuẩn và các tiêu chí sau:
Tiêu chuẩn
Tiêu chí
Tính sáng tạo
 1/ Biết chọn đối tượng, vấn đề, lĩnh vực nghiên cứu mới 
 2/ Nêu được giải pháp mới, có tính sáng tạo.
 3/ Có đề xuất thêm hướng nghiên cứu mới.
Tính hiệu quả
 4/ Có hiệu quả cao, đáng tin cậy.
Tính khoa học
 5/ Biết chọn phương pháp phù hợp để nghiên cứu, có lý luận và có thực nghiệm.
 6/ Toàn tập SKKN đạt được tính lôgic, dễ hiểu.
Tính khả thi
 7/ SKKN dễ áp dụng đối với nhiều người khác, nhiều nơi.
Tính hình thức
 8/ Bản SKKN trình bày đúng quy định.
Chú ý: Tiêu chuẩn hiệu quả là quan trọng nhất.
MỘT SỐ ĐỀ TÀI SKKN ĐẠT GIẢI CẤP TỈNH ĐỂ THAM KHẢO:
1/ kinh nghiệm từ cuộc vận động xây dựng cảnh quan sư phạm.
2/ Tổ chức thực hiện cam kết trách nhiệm giữa gia đình & GVCN.
3/ Giúp HS xác định nhanh nghĩa của từ láy so với từ gốc
4/ Cải tiến nội dung phương pháp hoạt động của tổ công đoàn trường học.
5/ Cải tiến nội dung giờ chào cờ bằng lồng ghép các hội thi, xây dựng công tác thi đua của liên đội.
6/ Thông tin chất lượng giáo dục & một số biện pháp quan hệ hiệu quả giưã nhà trường & chính quyền thôn.
7/ Nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua việc học ở nhà của HS.
8/ Tạo thói quen giữ vở sạch, viết chữ đẹp ở trường tiểu học.
9/ Góp phần hình thành & bồi dưỡng năng lực tiền chứng minh khi dạy các yếu tố hình học cho HS tiểu học.
10/ Hướng dẫn HS tự làm nhạc cu để nâng cao hiệu quả thực hành tiết tấu trong môn hát nhạc.
B/	DÀN BÀI MỘT BẢN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Bố cục
Dàn ý
Nội dung cần trình bày
I.Đặt vấn đề
1. Mục đích yêu cầu
Cần nêu những điều cần đạt ,được xem là tốt trong lĩnh vực mà SKKN đề cập đến.
2. Thực trạng ban đầu
Khi chưa có cải tiến thì thực trạng như thế nào? ( Miêu tả, có dẫn chứng, minh họa.)
3.Tác hại
Thực trạng đã gây tác hại ra sao? Nếu không cải tiến sẽ dẫn đến những mối nguy mới nào?
4.Các giải pháp đã áp dụng
Khi chưa thực hiện SK này, bạn (hoặc người khác) đã áp dụng những biện pháp nào nhưng vẫn không mang lại hiệu quả?
5.Nguyên nhân thất bại.
Nêu nguyên nhân thất bại sau khi đã áp dụng các biện pháp trên đây. (Phải chăng do không hợp quy luật tâm lý , xã hội?)
II. Giải quyết vấn đề.
1. Cơ sở lý luận
Bạn đã dựa vào cơ sở lý luận nào để tìm cách giải quyết vấn đề? (Hãy trích dẫn và phân tích).
2. Giả thuyết
Nêu giả thuyết rằng: “ có thể làm và làm như thế này” thì mang lại hiểu quả.(Nêu dưới dạng câu xác định hoặc câu hỏi)
3. Quá trình thực hiện giải pháp mới đã nêu ở mục 2.
Bạn đã thực hiện SK như thế nào? Các hoạt động giải quyết vấn đề diễn ra như thế nào? Đã áp dụng từ lúc nào, thời gian bao lâu? Có những mẩu đối chứng nào? Tổ chuyên môn hoặc cấp trên tham gia quan sát, kiểm tra như thế nào?
4. Hiệu quả mới- Ý nghĩa của SKKN
Trình bày lý lẽ để chứng minh cho người đọc thấy sự hiệu nghiệm của SK; SK đó mang lại lợi ích gì? Hiệu quả tăng lên như thế nào so với khi chưa thực hiện SK? So với yêu cầu đề ra thì đạt ở mức độ nào? Có những ai đã khen ngợi SK của bạn? Và bạn tự đánh giá SK của mình như thế nào? 
III.Bài học kinh nghiệm
1.Kinh nghiệm cụ thể.
Trình bày cụ thể SKKN của bạn (Quy trình mới, các hồ sơ biểu mẫu theo dõi, các công thức, các thao tác hoạt động)
2. Cách sử dụng SKKN
Nêu cụ thể các điều kiện để người đọc có thể áp dụng được SKKN của bạn.
3. Ý kiến đề xuất.
Để nâng hiệu quả của SKKN lên mức cao hơn, theo bạn, có thể làm thêm điều gì?
4. Kết luận.
Nêu đề nghị của bạn với các cấp quản lý về việc áp dụng SKKN này.
	Điện Ngọc, 20 /10/ 2007
 Trần Văn Thọ

File đính kèm:

  • docchuyên đề viết SKKN.doc
Bài giảng liên quan