Chuyên đề Một số biện pháp sửa lỗi phát âm B, V cho học sinh lớp 5
Hiện nay trong nhà trường Tiểu Học của các học sinh vùng dân tộc tiểu số nói chung và trường Tiểu Học số 1 Mường Kim nói riêng có rất nhiều học sinh mặc dù đã học đến lớp năm nhưng vẫn còn đọc, viết ngọng phụ âm b, v Vì vậy rèn kĩ năng phát âm chuẩn b, v là vô cùng quan trọng trong mỗi nhà trường. Rèn kĩ năng đọc đúng, chuẩn nhằm trang bị cho các em biết cách giao tiếp.Với ý nghĩa trên rèn kĩ năng đọc không những có quan hệ mật thiết với chất lượng các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong kĩ năng hàng đầu của việc học Tiếng việt.
2 HS đọc - Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. a. Luyện đọc: (10 phút) - Mời 1 HS khá đọc. - GV hướng dẫn giọng đọc toàn bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. + Có thể chia bài thơ thành mấy đoạn? - Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm (b/v; l/đ) và giải nghĩa từ khó: - Kinh Thầy là sông chia nước của sông nào và nó chảy qua tỉnh nào? - Hào giao thông là gì? GV liên hệ: Nay người dân đào hào để ngăn cho trâu bò không vào phá nương rẫy. - Tìm từ đồng nghĩa với từ: trành - Cho HS đọc đoạn trong nhóm. - Cho HS nhận xét trong nhóm - Mời HS đọc toàn bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài: (10 phút) - Cho 1 HS đọc khổ thơ 1: + Em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì? - Đọc lướt toàn bài chúng ta còn thấy hạt gạo còn được làm nên từ những gì nữa? Qua khổ thơ 1cho chúng ta biết điều gì? (Hạt gạo được lầm nên từ đâu?) - GV chốt lại nội dung khổ thơ 1. - Cho HS đọc khổ thơ 2: Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân? + GV bố sung: Nắng tháng sáu làm cho nước ruộng nóng bỏng, cua không chịu được phải ngoi lên bờ, nhưng vì công việc, mẹ không quản ngại gian khổ mẹ vẫn xuống ruộng để cấy lúa. - Qua khổ thơ 2 nói lên điều gì về người nông dân? - Cho HS đọc khổ thơ 3: - Hạt gạo được làm ra trong hoàn cảnh nào? GV bố sung: Trong hoàn cảnh đó họ vẫn thấy được vị thơm ngon của cơm gạo mới, vì vậy họ sẵn sáng vượt lên gian khổ để chiến thắng. - Qua khổ thơ 3 nói lên điều gì? - Cho HS đọc khổ thơ 4, 5: - Tuổi nhỏ đã góp gì để làm ra hạt gạo? - Hình ảnh các bạn tát nước, bắt sâu, gánh phân là những hình ảnh cảm động, nói lên nỗ lực của thiếu nhi dù nhỏ và chưa quen lao động vẫn cố gắng đóng góp công sức để làm ra hạt gạo. - Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”?- - GV : Hạt gạo rất dáng quý vì nó chứa đựng nhiều thứ quý giá thuộc về tinh tuý của con người và đất trời. - Qua khổ thơ 4, 5 cho chúng ta thấy được điều gì? c. Luyện đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng bài thơ: (10 phút) - Mời 5 HS nối tiếp đọc bài. - Cho cả lớp tìm giọng đọc cho từng đoạn (đọc diễn cảm, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ, cả bài thơ) GVHDHS đọc diễn cảm khổ thơ Hạt gạo làng ta / Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay - Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn trong nhóm. - Luyện đọc thuộc lòng trong 2 – 3 phút. - Thi đọc diễn cảm và thuộc lòng. *Người nông dân làm ra hạt gạo rất vất vả, vậy chúng ta cần làm gì để đáp lại sự vất vả đó? - GV tiểu kết rút ra nội dung bài. - Cho HS nêu ND bài. - Cả lớp hát bài hạt gạo làng ta. - HS theo dõi SGK - 5 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến đắng cay. + Đoạn 2: Tiếp cho đến xuống cấy. + Đoạn 3: Tiếp cho đến giao thông. + Đoạn 4: Tiếp cho đến quết đất. + Đoạn 5: Đoạn còn lại - HS đọc đoạn nối tiếp - Là sông chia nướn của sông Thái Bình, chảy qua tỉnh Hải Dương - Đường đào sâu dưới đất để đi lại được an toàn trong chiến tranh. - Giành, xảo - Đọc đoạn theo cặp . - HS nhận xét bạn đọc. - 1 - 2 HS đọc toàn bài - HS đọc thầm - Hạt gạo được làm nên từ vị phù sa, hương sen thơm, lời mẹ hát. - Bão tháng bảy, mưa tháng ba, giọt mồ hôi của mẹ, cong sức của các bạn thiều nhi + ý 1: Hạt gạo được làm nên từ tinh tuý của đất. - HS đọc thầm - “Giọt mồ hôi saMẹ em xuống cấy” - Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy. Đó là hình ảnh đối lập thể hiện nỗi vất vả của người nông dân khi phải làm việc trong thời tiết khắc nhiệt: Nắng tháng sáu làm cho nước ruộng nóng bỏng + ý 2: Nỗi vất vả của người nông dân. - Hoàn cảnh chiến tranh chống Mĩ cứu nước - Bát cơm mùa gặt/ Thơm hào giao thông. Đó là hình ảnh thể hiện nỗi vất vả, nguy hiểm của người nông dân khi phải làm việc trong hoàn cảnh chiến tranh. Nó nêu lên một thực tế: để tranh thủ thời gian vừa sản xuất vừa chiến đấu, người nông dân ăn cơm ngay trong hào giao thông đào trên ruộng. + ý 3: Hoàn cảnh làm ra hạt gạo. - HS đọc thầm - Thiếu nhi đã thay cha anh ở chiến trường gắng sức lao động, làm ra hạt gạo tiếp sức cho tiền tuyến; hình ảnh các bạn tát nước, bắt sâu, gánh phân là những hình ảnh cảm động, nói lên nỗ lực của thiếu nhi dù nhỏ và chưa quen lao động vẫn cố gắng đóng góp công sức để làm ra hạt gạo. - Vì hạt gạo rất quý. Hạt gạo làm nên nhờ đát, nước, nhờ mồ hôi công sức của mẹ cha, của các bạn thiếu nhi. Hạt gạo góp phần vào chiến thắng chung của dân tộc. + ý 4: Sự nỗ lực của các em nhỏ và giá trị của hạt gạo. - HS đọc. - HS đọc đọc bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết. Chú ý đọc nối liền một số cặp câu thơ trong bài chứa đựng nội dung thông báo: - Có vị phù sa. Của sông Kinh Thầy. - Có hương sen thơm. Trong hồ nước đấy. - Có lời mẹ hát. Ngọt bùi đắng cay - Hai câu cuối bài đọc chậm: Em vui/ em hát. Hạt-vàng-làng-ta. - HS luyện đọc. - HS đọc nhẩm. - HS thi đọc. - Biết yêu quý, trân trọng hạt gạo cũng như yêu quý và trân trọng người lao động... ND: Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh. 3. Củng cố, dặn dò: (5phút) - Nhắc lại ND bài. - Về học bài và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Với kinh nghiệm dạy học nhiều năm tôi không hướng dẫn học sinh luyện đọc một cách máy móc, thụ động. Cần cho học sinh chủ động trong quá trình rèn đọc. Giáo viên là người khơi dậy, khuyến khích, phát triển cho các em thêm hứng thú luyện đọc phát âm chuẩn b, v. Việc rèn đọc cũng theo một trình tự nhất định. Nó cần sự đánh giá thường xuyên liên tục và nâng dần trình độ phức tạp của bài đọc. Giáo viên cần chú ý phân hóa từng đối tượng học sinh, nhịp độ và những cách thức lĩnh hội khác nhau của từng học sinh. 4. Đo lường Trong thời gian dạy thực nghiệm lớp tôi, tôi dự giờ các tiết tập đọc của các lớp trong khối. Quan sát theo dõi nội dung, phương pháp dạy của giáo viên. Quan sát quá trình học tập của học sinh, trao đổi kinh nghiệm, góp ý đồng nghiệp. Sau khi áp dụng một số biện pháp sửa lỗi phát âm b, v cho học sinh lớp 5. Tôi cũng tiến hành kiểm tra học sinh qua bài đọc: Bài: Mầm non Dưới vỏ một cành bàng Còn một vài lá đỏ Một mầm non nho nhỏ Còn nằm ép lặng im. Mầm non mắt lim dim Cố nhìn qua kẽ lá Thấy mây bay hối hả Thấy lất phất mưa phùn Rào rào trận lá tuôn Rải vàng đầy mặt đất Rừng cây trông thưa thớt Như chỉ cội với cành... Bài viết: Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, lắm dông như thế cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Ơn trời mưa nắng phải thì Nơi thì bừa cạn, nơi thì bừa sâu. Công lênh chẳng quản bao lâu Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng. Qua quá trình thể nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng phụ âm b, v cho học sinh theo phương pháp kể trên. Nhờ sự theo dõi đánh giá sát sao cùng với sự kiểm tra thường xuyên bài đọc, bài viết của các em kết quả đạt được như sau: Điểm dưới 5 Sai trên 5 lỗi Điểm TB(5-6) Sai từ 3-5 lỗi Điểm k(7-8) Sai từ1-2 lỗi ĐiểmG(9-10) Đọc viết đúng SL % SL % SL % SL % Tổng số HS Đ năm CHKI CHKII KẾT LUẬN Việc rèn cách phát âm đúng b, v cho học sinh là một công việc hết sức tỉ mỉ đòi hỏi giáo viên và học sinh phải kiên trì, diễn ra thường xuyên, liên tục. Rèn cho học sinh cách phát âm đúng b, v là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo. Học sinh đọc viết đúng b, v là niềm vui của thầy cô giáo, hạnh phúc của trẻ là niềm vui, tự hào của cha mẹ các em. Trong các biện pháp rèn cách phát âm nêu trên, muốn đạt được kết quả như mong muốn thì cần phải kết hợp hài hoà giữa các biện pháp. Vận dụng sáng tạo linh hoạt giữa các phương pháp. Bên cạnh đó cần phải chuẩn bị bài chu đáo, chi tiết bám sát yêu cầu bài dạy, khéo léo xử lí mọi tình huống sư phạm. Cần tạo điều kiện để các em tự tìm ra, chiếm lĩnh kiến thức bằng khả năng của mình. Người thầy đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn các em học tập. Nhưng người thầy phải biết mở rộng bài đọc bằng cách cho các em học sinh tự tìm từ, câu, đoạn văn, các em tự viết, tự đọc. Có như vậy các em mới say mê, hứng thú học tập. Để kích thích sự say mê luyện phát âm chuẩn b, v thì bản thân giáo viên phải là người đọc đúng, chuẩn, rõ ràng, mạch lạc. Vì mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Các em học sinh tiểu học rất thích khen, những lời khen, động viên kịp thời giúp các em tiến bộ hơn. Đọc, viết đúng sẽ giúp các em học tập tiến bộ hơn, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, đạt được mục tiêu đã đề ra. Nếu mỗi thầy cô cùng nêu cao ý thức trách nhiệm, tâm huyết với nghề, thường xuyên quan tâm đến việc rèn đọc cho học sinh. Chấm, sửa cách đọc, đọc ngọng, đọc sai cho học sinh thì mới giúp các em có biện pháp sửa chữa kịp thời. Có như thế tôi tin chắc rằng cách phát âm chuẩn b, v của học sinh ngày càng được nâng cao, chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường được nâng lên. Bên cạnh đó cần phải có môi trường giao tiếp rộng khắp trong mỗi nhà trường, lớp học, gia đình và toàn xã hội. Vấn đề đặt ra cho cán bộ quản lí cần phải phát động phong trào sửa lỗi phát âm và đưa vào tiêu chí xếp loại giáo viên, học sinh nhằm mang lại hiệu quả thiết thực. Phong trào sửa lỗi phải duy trì nhiều năm tháng, tuy thật khó nhưng phải làm, phải có sự kết hợp đồng thuận với địa phương, phụ huynh học sinh vì việc này không thể chỉ có thầy cô, nhà trường làm được. Có được phong trào sửa lỗi phát âm rộng rãi, chúng ta có được môi trường giao tiếp bằng ngôn ngữ văn hóa để sửa lỗi phát âm thành công. 8. Tài liệu tham khảo 1 2 3 4 5 Từ điển Tiếng Việt. Từ điển Chính tả. Sách Thiết kế Tiếng Việt lớp 1 (Xuất bản tháng 7/ 201) Sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt lớp 3 Sách Tiếng Việt 5 nâng cao.
File đính kèm:
- CHUYÊN ĐỀ TẬP ĐỌC CỦA tổ 5.doc