Cuộc đời & thơ văn Nguyễn Trãi
A. CUỘC ĐỜI
I. THÂN THẾ - GIA ĐÌNH
II. CÁC GIAI ĐOẠN
1.Thời thơ ấu
2. Làm quan với nhà Hồ
3. Mười năm phiêu dạt
4. Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn
5. Văn thần triều Lê
6. Bị oan trong Vụ án Lệ Chi Viên
7. Được phục hồi danh dự
B. THƠ VĂN
I. TÁC PHẨM
1. Văn chính luận
2. Thơ
70 năm, ngày 8 tháng 8 năm 1512, vua Lê Tương Dực truy tặng Nguyễn Trãi tước Tế Văn hầu, chế văn truy tặng có câu:“Long hổ phong vân chi hội, do tưởng tiền duyênVăn chương sự nghiệp chi truyền, vĩnh thùy hậu thế”Dịch là:“Gặp gỡ long hổ phong vân, còn ghi duyên cũTruyền tụng văn chương sự nghiệp, để mãi đời sau”Được phục hồi danh dựCuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời của một vị anh hùng, của một người toàn đức toàn tài hiếm có nhưng cũng là người chịu nỗi oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử.TIỂU KẾTQuèc ©m thi tËpøc Trai thi tËpức Trai tËpB×nh Ng« ®¹i c¸oB. THƠ VĂN I. NHỮNG TÁC PHẨM CHÍNH Văn chính luận: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Bài phú Chí Linh sơn và các chiếu biểu khác. Thơ: Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập Lịch sử: Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng ghi lại quá trình khởi nghĩa Lam Sơn và tinh thần đoàn kết toàn dân, gắn bó với dân. Địa lý: Dư địa chí ghi lại những sản vật và con người nước ta thế kỷ XV=> Số lượng lớn, phong phú về các phương diệnQuân trung từ mệnh tậpQuân trung từ mệnh tập là những thư từ gửi cho các tướng tá giặc và những giấy tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh, nhằm thực hiện kế “đánh vào lòng” ngày nay gọi là địch vận.Bình Ngô đại cáoBình Ngô đại cáo là áng Thiên cổ hùng văn trong lịch sử, tổng kết cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh đầy hi sinh gian khổ nhưng cũng đầy thắng lợi vẻ vang và tuyên bố nước nhà độc lập, mở ra một kỉ nguyên mới cho nước nhà.Tập thơ viết bằng chữ Hán, hiện còn lại 107 bài, chủ yếu là thơ cách luật và đa phần là thất ngôn bát cú.Ức trai thi tậpQuốc âm thi tậpTập thơ viết bằng chữ Nôm, hiện còn 254 bài. Đây là tập thơ Nôm cổ nhất hiện còn và là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc ta. Nó đánh dấu sự hình thành của nền thơ ca tiếng Việt. Ông là người đứng đầu trong sự nghiệp khởi xướng dòng thơ Nôm trong hàng nghìn , vạn văn chương chữ Hán dày đặc đương thời. I. NỘI DUNG1. Thơ văn Nguyễn Trãi thấm nhuần tư tưởng yêu nước, thương dân. Thể hiện rõ lý tưởng anh hùng - phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Cả cuộc đời ông đều canh cánh lý tưởng đó.“ Bui một tấc lòng ưu ái cũĐêm nay cuồn cuộn nước triều đông”“ Bui một tấc lòng trung lẫn hiếuMài chẳng khuyết, nhuộm chẳng đen”“ Còn có một lòng âu việc nướcĐêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung” Thể hiện ở tư nhân nghĩa : lấy dân làm gốc, phải yêu thương dân phải có đức hiếu sinh, thực hiện chính sách “an dân – chống bạo tàn”: “dùng quân nhân nghĩa cứu dân khổ, đánh kẻ có tội”, “đại đức hiếu sinh, thần vũ bất sát, đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp cốt để an dân”. “ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dânQuân điếu phạt trước lo trừ bạo”Đ“ Đêm đại nghĩa để thắng hung tànLấy chí nhân để thay cường bạo” Giặc Minh tàn bạo, bất nhân, bất nghĩa thất bại.Khởi nghĩa Lam Sơn nhân nghĩa. Trong hòa bình, nhân nghĩa là xây dựng cuộc sống âm no – thái bình muôn thuở cho nhân dân. Căm thù quân giặc bạo tàn cũng đươc thể hiện sục sôi trong thơ ông Là bậc anh hùng với lý tưởng cao cả nhưng Nguyễn Trãi xót xa và nghẹn ngào đau xót trước cảnh người dân bị tàn hại vô tội. Thương khóc cho “dân đen” đang rên xiết dưới gót giày quân giặc, ông vạch trần tội ác của chúng: “ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”hay; “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi !”(Bình Ngô đại cáo) Thể hiện ở lối sống thanh bạch, một lòng vì dân, không màng giàu sang danh lợi:“ Ngôi nhà ta thiếu cửa vàoRau trong nội, cá trong ạo”Suốt đời mình, Nguyễn Trãi xem công danh chỉlà điều kiện giúp đời: “Một thân lẩn quất đường khoa mục Hai chữ mơ màng việc quốc gia Vì nợ quân thân chưa báo được Hài hoa còn bận dặm thanh vân” (Ngôn chí 11) * Tâm tư đau xót, day dứt vì thời cuộc:“ Hai chục năm trời danh tiếng hảoNgoảnh đầu muôn việc tựa chiêm bao” “ Ở thế nhiều phen thấy khóc cười” Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp thanh cao, cững cỏi của người quân tử bằng các hình ảnh:Tùng - Trúc - Mai: “Xuân đến nào hoa chẳng tốt tươi; Ưa mày vì tiết sạch hơn người. Gác Đông ắt đã từng làm khách, Há những Bô tiên* kết bạn chơi” (“Mai”)Phong cách ấy, vẻ đẹp cứng cỏi, hiên ngang ấy là để giúp dân, giúp nước.2. Thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình với một tâm hồn tinh tế, giàu cảm xúc Ðối với Nguyễn Trãi, quê hương chính là nơi xuất phát của những tình cảm cao đẹp. Thơ ông nói rất nhiều về quê hương bằng một tình cảm thiết tha, lắng đọng. Có khi, đó là những hồi ức đẹp thời thơ ấu: Quê cũ nhà ta thiếu của nào Rau trong nội, cá trong ao (Ngôn chí 13)Có khi, đó là nỗi nhớ day dứt trong những năm thángxa quê tìm đường cứu nước: Cố sơn tạc dạ triền thanh mộng Nguyệt mãn Bình Than tửu mãn thuyền (Mạn hứng) Thơ Nguyễn Trãi luôn chan hòa tình cảm đối với thiên nhiên, con người. Thiên nhiên dân dã, bình dị, tự nhiên, gần gũi: râm bụt, rau muống, cây chuối: Ao cạn vớt bèo, cấy muốngĐiafthanhphats cỏ ương sen Ông có cách nhìn, cách cảm tuyệt với trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Ông xem thiên nhiên là bạn, láng giềng, anh em, những người an ủi mình trên đỉnh Côn Sơn cô độc: “Cò nằm hạc lặc nên bầy bạn Ủ ấp cùng ta làm cái con Láng giềng một áng mây bạc Khách khứa hai ngàn núi xanh” Vì yêu thiên nhiên nên Nguyễn Trãi đã viết được những câu thơ tuyệt vời về vẻ đẹp của thiên nhiên: “ Nước biếc non xanh thuyền gối bãi Ðêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu Hương cách gác vân thu lạnh lạnh Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh” hay “ Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. Côn Sơn có đá rêu phơi, Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.” (Côn Sơn ca) Nguyễn Trãi viết về tình cảm nhân văn giữa con người với con người như nghĩa vua tôi, tình cha con sâu sắc: “Quân thân chưa báo lòng canh cánh Tình phụ cơm trời áo cha”Xa quê lòng ông tràn ngập một nỗi xót xa, đau đớn vì không chăm lo được mồ mả người thân :“Thân mình ở xa ngàn dặm, mồ mả ông bà ở quê không sao giẩy cỏ, thắp hương. Mười năm đã qua, những người ruột thịt, quen thân cũ đã chẳng còn ai”.=> Những vần thơ của Nguyễn Trãi dù viết về tình yêu quê hương, gắn bó với thiên nhiên hay tình cha con, tình bạn . đều rất gần gũi. Chính hình ảnh con người trong thơ đã làm cho Nguyễn Trãi nổi bật rõ hơn vẻ đẹp nhân bản, nhân văn trong tâm hồn người anh hùng, nâng cao tầm vóc, vị thế của một con người thời đại.3. Thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện tính triết lý thế sự của một trí tuệ uyên bác - Nhà thơ là con người giàu suy tư để dằn vặt với nỗi đau hữu hạn của đời người cho dù đó là cuộc đời của người anh hùng: Kim cổ vô cùng giang mạc mạc Anh hùng hữu hận diệp tiêu tiêu (Vãng hứng) - - Nhà thơ có những kết luận có giá trị về vai trò và sức mạnh vĩ đại của quần chúng, những người làm nên lịch sử: Phúc chu thủy tín dân do thủy Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên (Quan hải) - Phải là người có vốn sống, sự từng trải mới có thể có những nhận xét sâu sắc về cuộc đời: Tĩnh lý càn khôn kinh vạn biến Nhàn trung nhật nguyệt trị thiên kim (Thu nguyệt ngẫu thành) - Có khi, chính vốn sống, sự nếm trải trong cuộc đời thăng trầm đã giúp nhà thơ thấy rõ hơn bản chất của lòng người: “Dễ hay ruột bể sâu can Không biết lòng ngươi ngắn dài”阮廌NGHỆ THUẬT1. Những áng văn chính luận xuất sắc đạt đến đỉnh cao nghệ thuật.Cách lập luận sắc xảo, khúc chiết, thấu tình đạt lí, có nhu có cương; thể hiện sức mạnh của mười vạn quân nổi bật trong hai tác phẩm Quân trung từ mệnh tập và Bình Ngô đại cáo.=> Nghệ thuật viết văn chính luận bậc thầy2. Về thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong thơ Nguyễn Trãi Ðây là một thể thơ được sáng tác dựa trên quy cách và cấu trúc của thơ Ðường luật. Ðiểm khác biệt là ở hiện tượng xen kẽ những câu sáu tiếng vào các câu 7 tiếng của bài thơ bát cú lẫn tứ tuyệt luật Ðường. Xét về tác dụng nghệ thuật, câu thơ 6 tiếng trong bài thơ thất ngôn xen lục ngôn khiến lời thơ trở nên cô đọng, giản dị, ý thơ mạnh mẽ, sắc sảo, thường phù hợp với việc diễn đạt những chân lý của đời sống, những quyết tâm hành động của nhà thơ. Ngoài ra, cách ngắt nhịp phong phú của câu thơ 6 chữ khiến nó có khả năng diễn đạt được những cung bậc tình cảm đặc biệt tinh tế, sâu sắc của con người. 3. Ngôn từ thơ Nôm Nguyễn TrãiBị chi phối bởi quan niệm thẩm mỹ của văn chương trung đại, thơ Nôm Nguyễn Trãi vẫn mang tính uyên bác, sử dụng nhiều điển cố và các hình ảnh tượng trưng ước lệ.Tuy nhiên, nhờ sử dụng chữ Nôm, thơ Nguyễn Trãi đã ngày càng dung dị, tự nhiên, gần gũi hơn với cuộc sống của nhân dân lao động. Từ ngữ trong thơ Nôm thường có sức gợi tả mạnh và đặc biệt độc đáo. - Nhờ chữ Nôm, Nguyễn Trãi đã thành công trong việc đưa vào thơ ca bác học nguồn thi liệu vô cùng quý giá của tục ngữ, thành ngữ, ca dao. Thơ văn Nguyễn Trãi là kết tinh được những truyền thống lớn của văn học Lí – Trần, đồng thời cũng là người mở đường cho cả một giai đoạn văn học phát triển rực rỡ ở những thế kỷ sau.TIỂU KẾTTRƯỜNG ĐHSP TP HCMKHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC NHÓM 5 - LỚP VB2K3.2BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN: ĐẠI CƯƠNG VĂN HỌC VIỆT NAMNguyễn Trãi là một nhân vật tài đức có đủ trí dũng song toàn trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến. Ông là danh nhân văn hóa lỗi lac và cũng là người có số phận bi thương nhất trong lịch sử VN. Nguyễn Trãi chẳng những góp phần viết nên các trang hào hùng trong lịch sử giữ nước mà còn góp phần xây đắp nền móng vững chãi cho văn học dân tộc. Năm1980, Nguyễn Trãi được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Các tác phẩm bất hủ của Nguyễn Trãi với tầm vóc lớn lao, với giá trị xuất chúng xứng đáng để toàn dân tộc học tập, nghiền ngẫm trên con đường đi tới tương lai. Đó cũng chính là sự trả lời của hậu thế với câu hỏi da diết của ông: Hậu học thùy tương tác chuẩn thằng?(Mực thước người sau học nữa chăng?) TỔNG KẾTNhắc đến tên ông là thấy thơNhư một nguồn thiêng chẳng bến bờ (Tế Hanh)DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 5:Thân Thị Hoàng OanhLê Thị Huyền TrangNguyễn Kim Ngọc ThúyNguyễn Hoàng Thanh NguyênCHÂN THÀNH CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN Đà LẮNG NGHEChào tạm biệt . Hẹn gặp lại .
File đính kèm:
- Cuoc doi tho van Nguyen Trai.ppt