Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 26: Tam giác - Vũ Đức Cảnh
I - MỤC TIÊU
-HS nắm được định nghĩa tam giác, hiểu được: đỉnh; cạnh; góc của tam giác là gì?
-HS biết vẽ tam giác, biết gọi tên và kí hiệu tam giác, nhận biết được điểm nằm bên trong và nằm bên ngoài tam giác.
II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
* GV: - Thước thẳng, thước góc, compa.
- Bảng phụ ghi bài 43,44,46 (SGK).
* HS: Thước thẳng,thước đo góc, compa.
Ngày soạn: 29-03-2008 Ngày dạy: Tiết 26 Tam giác I - Mục tiêu -HS nắm được định nghĩa tam giác, hiểu được: đỉnh; cạnh; góc của tam giác là gì? -HS biết vẽ tam giác, biết gọi tên và kí hiệu tam giác, nhận biết được điểm nằm bên trong và nằm bên ngoài tam giác. II- Chuẩn bị của GV và HS * GV: - Thước thẳng, thước góc, compa. - Bảng phụ ghi bài 43,44,46 (SGK). * HS: Thước thẳng,thước đo góc, compa. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: + HS1: nêu định nghĩa đường tròn. - Vẽ đường tròn (A;2cm) có đường kính BC, dây cung MN = 3cm. (?) Đường kính và bán kính có quan hệ gì ? (?) Điểm D nằm trong, nằm trên, nằm ngoài đường tròn (A;2cm) khi nào? + HS1 lên bảng nêu định nghĩa đường tròn, vẽ hình. - Điểm D nằm trong (A;2cm) 0D < 2cm - Điểm D nằm ngoài (A;2cm) 0D > 2cm - Điểm D nằm trên (A;2cm) 0D = 2cm * Hoạt động 2: Tam giác ABC là gì? - GV vẽ tam giác ABC lên bảng, giới thiệu hình vẽ trên bảng gọi là tam giác ABC. (?) Vậy tam giác ABC là gì? - GV vẽ hình. (?) Cách vẽ hình trên có phải hình tam giác không? vì sao? - GV yêu cầu HS vẽ 1 tam giác ABC vào vở. - GV giới thiệu kí hiệu tam giác và ghi bảng sau đó nêu cách đọc. - Tương tự các em hãy nêu cách đọc khác của tam giác ABC. (?) Có máy cách đọc tên tam giác ABC. - GV: Một tam giác có 3 đỉnh, 3 cạnh và 3 góc. Em nào có thể đọc tên + 3 đỉnh của tam giác ABC + 3 cạnh của tam giác ABC + 3 góc của tam giác ABC - GV ghi tên đỉnh, cạnh, góc của tam giác ABC lên bảng ( HS có thể đọc tên góc và cạnh của tam giác theo cách khác nhau) (?) Có mấy cách đọc tên cạnh, tên góc của tam giác ABC. - GV treo bảng phụ và yêu cầu HS làm bài 43(SGK/94) - GV yêu cầu 2 HS lên bảng dùng phấn màu điền vào chỗ trống. - GV treo bảng phụ ghi bài 44 (SGK/95) cho HS quan sát sau đó cho HS hoạt động theo nhóm làm vào phiếu học tập GV phát cho. Xem hình 55 rồi điền vào bảng sau: Tên tam giác Tên 3 đỉnh Tên 3 góc Tên 3 cạnh Tg ABI A,B,I IAC;ACI; CIA. AB,BC,CA - GV thu phiếu học tập của HS và đánh giá kết quả của các nhóm bằng cách cho HS các nhóm kiểm tra lẫn nhau. - GV yêu cầu HS đưa ra các đồ vật có dạng tam giác. - GV vẽ điểm M ở trong tam giác ABC (?) Điểm M nằm trong những góc nàocủa tam giác ABC. - GV: 1 điểm nằm trong cả 3 góc của tam giác gọi là điểm nằm trong tam giác. - GV 1 điểm N nằm ngoài tam giác ABC và hỏi vì sao điểm N nằm ngoài tam giác ABC. - Hãy vẽ 1 điểm P nằm bên trong tam giác ABC và điểm Q nằm bên ngoài tam giác ABC. - HS quan sát hình vẽ và trả lời. Tam giác ABC là hình gồm 3 đoạn thẳng AB; BC; CA khi 3 điểm A, B, C không thẳng hàng. - HS (H1) không là tam giác. Vì 3 điểm M,N,P thẳng hàng. - HS: (H1) không là tam giác vì 3 điểm M,N,P thẳng hàng (H2) không phải là tam giác vì 3 điểm D,E,F không thẳng hàng nhưng DF không phải là đoạn thẳng. - HS vẽ tam giác ABC vào vở và ghi kí hiệu. HS: tam giác BCA, tam giác ACB có 6 cách đọc tên tam giác HS đọc: Đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C Cạnh AB; cạnh BC; cạnh CA; Góc BAC; góc ABC, góc BCA - Có 6 cách đọc tên cạnh, tên góc của 1 tam giác. - HS đọc đề bài. - HS làm câu a. Hình tạo thành bởi 3 đoạn thẳng MN,NP,PM khi 3 điểm M,N,P không thẳng hàng được gọi là tam giác MNP. - HS2: làm câu b Tam giác TUV là hình gồm 3 đoạn thẳng TU,UV,VT khi 3 điểm T,U,V không thẳng hàng được gọi là tam giác TUV. - HS hoạt động nhóm làm bài 44(SGK/95) trong 5 phút. - HS đưa ra các vật dụng có dạng hình tam giác đã chuẩn bị. - Điểm M nằm trong góc ABC, góc BAC, góc BCA. - Vì điểm N không nằm trong góc ABC và góc BAC. - 1 HS lên bảng vẽ hình. * Hoạt động 3: Vẽ tam giác - GV nêu ví dụ: Vẽ tam giác ABC biết 3 cạnh BC = 4cm; AB = 3cm; AC = 2cm - GV vẽ tia 0x và chia đơn vị trên tia 0x. - Hãy vẽ đoạn thẳng BC = 4cm (?) Để vẽ được tam giác ABC thoả mãn đề bài ta cần vẽ thêm được yếu tố nào? nêu cách vẽ. - GV vẽ mẫu thao tác trên bảng để quan sát. - Hãy đo góc BAC của tam giác ABC. - GV yêu cầu HS làm bài 47(SGK)/95) Vẽ đoạn thẳng IR = 3cm. Vẽ điểm T sao cho TI = 2,5cm, TR = 2cm. Vẽ tam giác TIR. - HS cùng vẽ vào vở. - 1 HS lên bảng vẽ đoạn thẳng BC = 4cm. - Cần vẽ được điểm A vừa cách B một khoảng 3cm, vừa cách C 1 khoảng 2cm. - HS nêu cách vẽ. - HS lên bảng đo gác BAC. HS vẽ vào vở. - 1 HS lên bảng vẽ hình theo đơn vị quy ước trên tia số. * Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà - Học bài theo SGK - Làm bài 45, 46, (SGK/95) - Ôn lại các định nghĩa về các hình và 3 tính chất (SGK/96). - Làm các câu hỏi 1->4 (SGK/96)
File đính kèm:
- giao_an_hinh_hoc_lop_6_tiet_26_tam_giac_vu_duc_canh.doc