Giáo án Ngữ văn 10 tiết 31: Trả bài làm văn số 2 – Ra đề bài làm văn số 3 (học sinh làm ở nhà)

Tiết : 31

Bài dạy:Làm văn TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2 –

 RA ĐỀ BÀI LÀM VĂN SỐ 3 (Học sinh làm ở nhà)

I. MUÏC TIEÂU.

 Sau bài học này, học sinh cần:

- Kiến thức: Củng cố những kiến thức và kỹ năng về văn tự sự, cũng như về các kỹ năng cơ bản khác như lập dàn ý, diễn đạt .

- Kỹ năng :Rèn luyện kỹ năng làm văn tự sự.

- Thái độ :Tự đánh giá những ưu – nhược điểm trong bài văn của mình về cả hai mặt :Vốn tri thức và trình độ làm văn .

 II. CHUẨN BỊ.

-Thầy :Thống kê kết quả, lựa chọn bài viết đạt, chữa lỗi cho học sinh.

-Trò : Ôn lại kiến thức về văn tự sự.

 

 

doc7 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 31: Trả bài làm văn số 2 – Ra đề bài làm văn số 3 (học sinh làm ở nhà), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
m tiêu biểu?
HS: Đọc SGK, thảo luận trả lời lần lượt các câu hỏi:
- Bao gồm hai bộ phận:
+ Văn học chữ Hán.
+ Văn học chữ Nôm.
 - Văn học chữ Hán là các sáng tác văn học của người Việt viết bằng chữ Hán.
- Văn học chữ Nôm là các sáng tác văn học của người Việt viết bằng chữ Nôm.
- Văn học chữ Nôm khác với văn học chữ Hán về mặt thể loại : Chủ yếu là các thể thơ tiếp thu từ văn học Trung Quốc và các thể loại do dân tộc Việt Nam sáng tạo ra.
I. Các thành phần của văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX. 
1. Văn học chữ Hán.
- Là các sáng tác văn học của người Việt viết bằng chữ Hán; ra đời, tồn tại và phát triển cùng với quá trình phát triển của văn học trung đại.
- Thể loại: Thơ, văn xuôi tiếp thu từ các thể loại của Văn học trung đại Trung Hoa: Chiếu, biểu, hịch, Cáo, truyện truyền kỳ, ký sự, tiểu thuyết chương hồi, phú, thơ Cổ Phong, thơ Đường luật
- Dù ở thể loại nào văn học chữ Hán cũng có nhiều thành tựu nghệ thuật to lớn.
2. Văn học chữ Nôm:
- Chữ Nôm là thứ chữ Việt cổ do người Việt dựa vào chữ Hán sáng tạo ra để ghi âm tiếng việt.
- Văn học chữ Nôm tồn tại và phát triển cùng với văn học chữ Hán; ra đời khoảng cuối thế kỷ XIII, phát triển mạnh nhất vào các thế kỷ XVIII, XIX.
- Thể loại: Chủ yếu là thơ.
+ Một số thể loại tiếp thu từ văn học Trung Quốc: Phú, văn tế, thơ Đường luật.
+ Các thể loại văn học dân tộc: Ngâm khúc, hát nói, Truyện thơ, thơ Nôm Đường luật, lục bát, song thất lục bát.
25
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các giai đoạn phát triển của văn học từ thể kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
GV: Yêu cầu học sinh dựa vào SGK tiến hành thảo luận nhóm trên các phương diện: Hoàn cảnh lịch sử – xã hội, tình hình văn học, nội dung, nghệ thuật văn học 
GV: Nhận xét, bổ sung, hồn thiện.
HS: Tiến hành thảo luận theo nhóm, sau đó cử đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
HS: Rút kinh nghiệm, lựa chọn nội dung ghi vở.
II. Các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
1. Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV.
-Văn học viết hình thành mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng mang hào khí Đông A. (đời Trần).
2. Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII.
- Hai bộ phận chính của văn học viết: Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm đều phát triển đạt nhiều thành tựu đáng kể.
- Tiếp tục phát triển chủ đề yêu nước và cảm hứng hào hùng của giai đoạn trước: Thơ văn Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông.
- Xuất hiện chủ đề phê phán tệ lậu xã hội, suy thoái đạo đức: Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, văn xuôi Nguyễn Dữ,
3. Giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX.
- Văn học phát triển vượt bậc: Cảm hứng nhân đạo – nhân văn chủ nghĩa.
4. Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX.
- Văn học yêu nước chống xâm lăng phát triển phong phú, mang âm hưởng bi tráng.
- Củng cố, dặn dò ( 1 phút): Nắm được hai thành phần văn học, các giai đoạn phát triển của văn học trung đại Việt Nam.
- Bài tập về nhà: Học bài cũ, soạn bài mới.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
..
Ngày soạn: 18/10/2012
Tiết : 33
Bài dạy: Đọc văn 	KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
 TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX (tiếp theo)
I .MỤC TIÊU
	Sau bài học này, học sinh cần:
- Kiến thức:Nắm được nội dung và những đặc điểm nghệ thuật cơ bản của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
- Kĩ năng: Nhận diện một giai đoạn văn học; cảm nhận tác phẩm thuộc giai đoạn văn học trung đại.
- Thái độ: Yêu mến, trân trọng giữ gìn và phát huy di sản văn học dân tộc.
II. CHUẨN BỊ
- Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh.
- Trị: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra bài cũ (4 phút): Nêu các giai đoạn phát triển của văn học trung đại? Tác giả, tác phẩm tiêu biểu của từng giai đoạn?
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
Mục tiêu cần đạt
20
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế X đến hết thế kỉ XIX.
GV: Những nội dung cảm hứng xuyên suốt và chủ đạo của văn học trung đại là gì và được cụ thể hóa như thế nào?
GV: Cảm hứng yêu nước trong văn học trung đại gắn liền với tư tưởng gì? Âm hưởng chủ đạo của cảm hứng yêu nước trong từng giai đoạn lịch sử?
GV: Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam được thể hiện như thế nào? Tìm dẫn chứng?
GV: Cảm hứng thế sự trong văn học được biểu hiện như thế nào? 
HS: Thảo luận, phát biểu: Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo.
HS: Thảo luận trả lời.
HS: Thảo luận, phát biểu, tìm dẫn chứng.
HS: Thảo luận phát biểu: Phản ánh hiện thực xã hội.
III. Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế X đến hết thế kỉ XIX. 
1. Chủ nghĩa yêu nước.
- Đó là cảm hứng chủ đạo, xuyên suốt của quá trình tồn tại và phát triển của văn học trung đại Việt Nam, nhưng trong mỗi giai đoạn khác nhau cũng có những biểu hiện khác nhau.
- Chủ nghĩa yêu nước gắn liền với tư tưởng trung quân, yêu nước là trung với vua, trung với vua là yêu nước.
- Chủ nghĩa yêu nước biểu hiện rất phong phú và đa dạng, là âm điệu hào hùng khi đất nước chiến đấu và chiến thắng ngoại xâm (Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo), là âm hưởng bi tráng lúc nước mất nhà tan (Văn tế nghĩa sĩ Cần Guộc), thể hiện ý thức độc lập, tự chủ, tự hào dân tộc, tinh thần căm thù giặc và quyết chiến quyết thắng, tình yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống lịch sử. 
2. Chủ nghĩa nhân đạo:
- Cảm hứng nhân đạo cũng là nội dung lớn, xuyên suốt văn học trung đại Việt Nam.
- Chủ nghĩa nhân đạo vừa bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của người việt nam, từ cội nguồn của văn học dân gian (thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách) vừa chịu ảnh hưởng của tư tưởng nhân văn vốn có của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo: Từ bi bác ái, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, sống thuận theo tự nhiên, hoà hợp với tự nhiên.
- Chủ nghĩa nhân đạo thể hiện rất phong phú và đa dạng: Lòng thương người, tố cáo lên án những thế lực, chế độ tàn bạo, chà đạp con người, khẳng định đề cao con người tự do với các phẩm chất tài năng, khát vọng chân chính về quyền sống, hạnh phúc, khát vọng công lý, chính nghĩa, đề cao những quan niệm đạo đức, đạo lý tốt đẹp.
3. Cảm hứng thế sự.
- Phản ánh hiện thực xã hội, cuộc sống đau khổ của nhân dân. 
- Cảm hứng thế sự là nội dung lớn trong sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong những bài thơ viết về thói đời, nhân tình thế thái.
 Thế gian biến cải vũng nên đồi
Mặn nhạt chua cay lẫn ngọt bùi
 Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử
 Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
20
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX.
GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK, chỉ ra những biểu hiện của tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm của văn học trung đại Việt Nam.
GV: Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị trong văn học trung đại được biểu hiện như thế nào về đề tài, chủ đề, hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ? 
GV: Quá trình tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài của văn học trung đại Việt Nam diễn ra như thế nào? 
HS:Đọc sách giáo khoa, thảo luận trả lời.
HS: Thảo luận, phát biểu.
HS: Thảo luận, phát biểu trên các phương diện: thể loại, thi liệu, ngôn ngữ văn học.
IV. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX.
1. Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm.
- Nội dung của tính quy phạm thể hiện ở:
+ Quan điểm văn học: Coi trọng mục đích giáo dục, giáo huấn người đọc: Văn dĩ tải đạo (Văn phải chở đạo lý) Thi dĩ ngôn chí (Thơ phải nói chí, tỏ chí).
+ Tư duy nghệ thuật: Nghĩ theo kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn từ xưa của cổ nhân, đã thành công thức:
Nói đến vật: long, lân, quy, phụng
Người: ngư, tiều, canh, mục.
Tả chàng trai: mày râu, tả cô gái: liễu yếu đào tơ.
Nói đến cây: tùng, cúc, trúc, mai
+ Thể loại văn học: Quy định chặt chẽ về kết cấu, niêm luật.
+ Sử dụng thi liệu cổ: Nhiều điển cố, điển tích từ văn học.
2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị.
a) Tính trang nhã:
- Đề tài, chủ đề: Hướng tới cái cao cả, sang trọng.
- Hình tượng nghệ thuật: Vẻ đẹp tao nhã, mỹ lệ, phi thường (Tùng, cúc, trúc, mai).
- Ngôn ngữ nghệ thuật: Diễn đạt trau chuốt, hoa mỹ. 
b) Xu hướng bình dị:
- Văn học trung đại gắn với đời sống hiện thực Việt Nam, từ trang trọng, tao nhã về gần với đời sống hiện thực tự nhiên, bình dị. (thơ văn Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến)
Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh, phát cỏ, ương sen.
(Nguyễn Trãi)
Tôi hỏi thăm ông tới tận nhà
Trước nhà có quán, có cây đa.
(Tú xương)
3. Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài.
- Củng cố, dặn dò ( 1 phút): Nắm được các đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam.
- Bài tập về nhà: Học bài cũ, soạn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
..

File đính kèm:

  • doctiet 31.doc
Bài giảng liên quan