Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 13 - Trường THCS Võ Lao

BÀI TOÁN DÂN SỐ.

 Thái An

A. Mục tiêu cần đạt

 Giúp học sinh:

- Nắm được mục đích, nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần phải hạn chế sự ra tăng dân số, đây chính là con đường tồn tại hay không tồn tại của chính loài người.

- Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp với kể chuyện lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết

 - Có ý thức tuyên truyền, vận động người thân, nhân dân ở nơi cư trú về tác hại của việc gia tăng dân số

B. Chuẩn bị:

 - GV: Soạn bài, SGK, SGV, một số tư liệu về gia tăng dân số

 - HS : Chuẩn bị bài, SGK, SBT

 

doc13 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 13 - Trường THCS Võ Lao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
lời thoại và phần nội dung mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn.
c. Báo trước phần thuyết minh cho ý: Đủ màu là những màu nào.
Bài tập 3 ( SGK 136)
- Có thể bỏ được nhưng nghĩa phần sau dấu hai chấm không đượcnhấn mạnh bằng.
- Nhấn mạnh tiếng Việt đẹp, tiếng Việt hay.
Bài tập 4( SGK. 137)
- Có thể thay được. Khi thay ý nghĩa của câu cơ bản không đổi; nó có tác dụng kèm thêm chứ ko thuộc phần nghĩa cơ bản
- Nếu viết lại-> không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn, vì trong câu này “động khô, động nước” không thể coi là thành phần chú thích
Bài tập 6 ( SGK 137)
Viết đoạn văn về sự gia tăng dân số, có sử dụng dấu câu đã học.
4. Củng cố:
- Nêu công dụng của dấu hai chấm, ngoặc đơn.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài.
- Làm bài tập SBT, tập viết đoạn thuyết minh có sử dụng dấu câu đã học.
Tiết 51 
Soạn: 9 / 11 / 2010 
Giảng: 18 / 11 / 2010 
đề văn thuyết minh 
và cách làm bài văn thuyết minh.
A . Mục tiêu cần đạt
Giúp h/s: 
Hiểu đề văn và cách làm bài văn thuyết minh. Đặc biệt phải cho h/s thấy làm bài văn thuyết minh không khó, chỉ cần biết quan sát, tích luỹ tri thức và trình bày có phương pháp.
Rèn kĩ năng nhận diện đề, lập dàn ý, tập viết các đoạn thuyết minh
Có ý thức quan sát, tìm hiểu các đồ vật, bổ sung kiến thức thực tế khi làm văn thuyết minh 
B.Chuẩn bị:
GV: Soạn bài, SGK, SGV, sưu tầm một số đoạn văn tham khảo
HS: Chuẩn bị bài, SGK, SBT
C.Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra: 
Đặc điểm của văn thuyết minh? Nêu các phương pháp thuyết minh?
3. Bài mới : 
Làm thế nào để viết được một bài văn thuyết minh? Vận dụng các phương pháp thuyết minh đã học để làm một bài văn cụ thể ntn? 
Ngữ liệu
Yêu cầu học sinh đọc 12 đề bài trong SGK
? Đề yêu cầu thuyết minh những đối tượng nào, hãy phân theo từng nhóm đối tượng.
? Khi thuyết minh về các đối tượng, người viết có sử dụng các kiến thức giống nhau không?
? Cần sử dụng những tri thức thuyết minh như thế nào?
? Nêu đặc điểm của đề văn thuyết minh?
Học sinh đọc Ngữ liệu 2
? Đối tượng thuyết minh của bài là gì?
? Bài thuyết minh gồm có mấy phần, mỗi phần có nội dung gì?
? Phần thân bài, người viết đã thuyết minh về cấu tạo của xe đạp ntn?
? Gồm mấy bộ phận, các bộ phận đó là gì?
? Các bộ phận ấy được giới thiệu ntn? Có hợp lí không, vì sao?
? Vừa giới thiệu cấu tạo, người viết vừa thuyết minh về nguyên tắc hoạt động của xe ntn?
? Bài viết đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào
? Văn bản này có gì khác với văn bản miêu tả một chiếc xe đạp?
? Vậy để làm tốt bài văn thuyết minh cần chú ý điều gì?
? Bố cục bài thuyết minh gồm những phần nào
? Nội dung chính từng phần?
 Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
Đọc bài tập 1.
Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý.
Giáo viên gọi học sinh trình bày.
Học sinh nhận xét.
I. Bài học
1. Đề văn thuyết minh
- Thuyết minh về con người: đề a
- Thuyết minh về đồ vật: đề b,c, d, e,g,n
- Thuyết minh về thực vật : đề k
- Thuyết minh về món ăn : đề l
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh: đề h
- Thuyết minh về lễ tết, phong tục: đề m
- Thuyết minh về động vật: đề i
-> Đề văn thuyết minh nêu đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng
2. Cách làm bài văn thuyết minh
a. Tìm hiểu đề:
- Đối tượng thuyết minh: Xe đạp
b. Lập dàn ý:
A. Mở bài: 
Giới thiệu khái quát về chiếc xe đạp.
B. Thân bài: 
Thuyết minh về: 
- Cấu tạo của xe
- Nguyên tắc hoạt động
- Lợi ích của xe đạp
C. Kết bài: 
Vị trí của xe đạp trong đời sống người VN hiên tại và tương lai
* Phần thân bài:
+ Các bộ phân chính: truyền động, điều khiển, chuyên chở
- Hệ thống tr/động gồm: khung, bàn đạp, trục, ổ líp, bánh xe
- Hệ thống điều khiển: ghi đông , phanh
- Hệ thống chuyên chở: yên xe, ghi đông
+ Các bộ phận phụ: chắn xích. Chắn bùn, đèn xe
-> Các bộ phận được giới thiệu theo thứ tự khoa học hợp lí.
-> Phương pháp, phân tích, liệt kê
* So sánh với văn bản miêu tả:
- Miêu tả: chú trọng kiểu dáng, màu sắc, vẻ đẹp, có yếu tố cảm xúc
- Thuyết minh: Giới thiệu cấu tạo, nguyên lí hoạt động, công dụng.
* Kết luận:
=> Làm tốt bài văn thuyết minh cần: Tìm hiểu kĩ đối tượng, xác định phạm vi tri thức về đối tượng, sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp, ngôn từ chính xác dễ hiểu.
=> Bố cục ba phần:
MB: Giới thiệu đối tượng thuyết minh
TB: trình bày cấu tạo, các đặc điểm lợi ích của đối tượng
KB: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng
* Ghi nhớ : SGK
II. Luyên tập
Bài tập 1(SGK) 
Lập dàn ý: Giới thiệu về chiếc nón Việt Nam
A. Mở bài: 
Giới thiệu về làng nghề làm nón hoặc vị trí chiếc nón trong đời sống của con người Việt Nam
B. Thân bài:
- Thuyết minh về hình dáng, nguyên liệu làm nón
- Thuyết minh về cách làm nón( lựa chọn lá, chuốt sợi thành nan, xếp lá lên khung, khâu, luồn quai)
- Thuyết minh về làng nghề nón
- Thuyết minh về các chủng loại, giá cả
- Thuyết minh tác dụng của nón (Trong cuộc sống, trong nghệ thuật)
C. Kết bài: 
Tình cảm với chiếc nón và với làng nghề truyền thống
4. Củng cố:
- Nêu các bước làm bài thuyết minh.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Hoàn thành dàn ý
- Chuẩn bị bài : Chương trình địa phương: Sưu tầm về các nhà văn nhà thơ địa phương trước 1975.
Tiết 52
Soạn: 9 / 11 / 2010 
Giảng: 18 / 11 / 2010 
 Chương trình địa phương - phần văn.
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Bước đầu có ý thức quan tâm tới truyền thống văn học của địa phương
- Qua việc chọn chép một bài thơ hoặc một bài vănviết về địa phương vừa củng cố tình cảm quê hương, vừa bước đầu rèn luyện năng lực thẩm bình và tuyển chọn văn thơ
- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, tự hào về truyền thống văn học, tiếp tục phấn đấu để tiếp nối và phát huy
B.Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài, SGK, SGV, tư liệu tham khảo, bảng phụ
- HS: Chuẩn bị bài sưu tầm
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới :
Chúng ta thật tự hào vì địa phương Thanh Ba nói riêng và địa phương Phú Thọ nói chung có nhiều nhà thơ, nhà văn tiêu biểu với nhiều sáng tác hay đặc sắc được nhiều bạn đọc cả nước biết đến. Vậy đó là những tác giả nào, tác phẩm gì? 	 I.Báo cáo kết quả thống kê, sưu tầm về các nhà văn , nhà thơ hiện đại trước 197
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày
- Gọi học sinh báo cáo kết quả sưu tầm theo nhóm( đã viết trên giấy A0)
- Gọi học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV thống nhất các ý kiến, bổ sung thêm một số tác giả.
- Học sinh treo bảng thống kê trước lớp
- Báo cáo về kết quả sưu tầm
 Bảng thống kê tác giả tác phẩm
Stt
Họ và tên
Bút danh
Năm 
(sinh-mất)
Quê 
( nơi cư trú)
Tác phẩm chính
1
Tân Khải Minh
Sao Mai
1924
Nam Định (Thanh Sơn)
2
Nguyễn Hữu Nhàn
1938
Tứ Xã- L.Thao
Dốc nắng; Không cô đơn; Phố làng
3
Nguyễn Thái Vận
1941-1991
Xuân Lũng- L.Thao
Cánh đồng của mẹ
4
Ngô Ngọc Bội
Ngô Ngọc; Kim Mãn
1928
Cẩm Khê
Chị cả Phây
5
Nguyễn Ngọc Bái
Ngọc Bái
1943
Thanh Ba
Trầm tĩnh cánh rừng
6
Phạm Tiến Duật
1941- 2007
Thanh Ba
Vầng trăng- Quầng lửa
7
Kim Dũng
Anh Kim
1939
Việt Trì
Mùa lúa, mùa trăng
8
Nguyễn Hữu Dũng
Hoàng Hữu
1941-1981
Nam Định- (Việt Trì)
Khói ấm trong cây
9
Đặng Văn Đăng
Bút Tre
Cẩm Khê
Thơ Bút Tre
10
Trịnh Hoài Đức
Vân Huyền
1945
Việt Trì
Gạch ra lò( chèo)
11
Đào Ngọc Chung
1939
Lâm Thao
Trăng khuyết
12
Dương Huy Thiện
1934
Yên Lập
Thơ ca dân gian đất Tổ
13
Nguyễn Khắc Xương
1928
Việt Trì
Văn hoá dân gian đất Tổ
14
Nguyễn Bùi Vợi
1933
Nghệ An
Qua Thậm Thình
15
Nguyễn Đình ảnh
1942-2006
Lâm Thao
Trăng rừng
 GV giới thiệu và nhận xét.
Giáo viên gọi học sinh trình bày bài viết đã chuẩn bị ở nhà
( khoảng 3 h/s)
- Gọi h/s nhận xét
- GV nhận xét chung
GV lưu ý học sinh có thể chọn tác phẩm của tác giả địa phương hoặc tác phẩm của các tác giả khác viết về địa phương.
- GV gọi học sinh trình bày bài viết đã chuẩn bị
- Gọi học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét chung
(Giáo viên giới thiệu một số tác phẩm viết về quê hương Phú Thọ)
- Hiện nay, hội văn học nghệ thuật Phú Thọ có 127 Hội viên, trong đó có 27 lượt hội viên hội nhà văn Việt Nam là người Phú Thọ.
- Các tác giả văn học hiện đại của địa phương rất đông đảo gồm các nhà thơ như: Phạm Tiến Duật, Kim Dũng, Nguyễn Đình ảnh, Nguyễn Bùi Vợi, Hoàng Hữu
- Các tác giả văn xuôi: Nguyễn Thái Vận, Nguyễn Hữu Nhàn, Ngô Ngọc Bội, Sao Mai
- Các tác giả nghiên cứu, phê bình văn học: Nguyễn Khắc Xương, Dương Huy Thiện
- Tác giả kịch bản sân khấu: Trịnh Hoài Đức, Phạm Đăng NinhCó những tác giả có tiếng tăm trong nền văn học nước nhà, tuy không sinh ra ở Phú Thọ nhưng gắn bó cả đời với mảnh đất Phú Thọ như tác giả Sao Mai, Nguyễn Bùi Vợi, Hoàng Hữu. 
- Nhiều tác giả địa phương có tác phẩm được chọn giới thiệu trong chương trình Ngữ văn của Bộ: Phạm Tiến Duật (Bài thơ về tiểu đội xe không kính), Nguyễn Thái Vận (Rừng cọ quê tôi), Đỗ Văn Xuyền- bút danh Khánh Hoài( âsc giả sau 1975) với Cuộc chia tay của những con búp bê, ông cũng là tác giả kịch bản phim Bảy ngày làm vợ.
3. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm tiêu biểu a. Giới thiệu về tác giả
- Học sinh trình bày bài viết giới thiệu về một tác giả em yêu thích hoặc có hiểu biết nhiều về tác giả đó:
VD: Tác giả Phạm Tiến Duật, Bút Tre, Hoàng Hữu
b. Giới thiệu về tác phẩm
- Học sinh trình bày bài viết giới thiệu về một bài thơ, truyện ngắnđã sưu tầm được
4. Sưu tầm tác phẩm văn thơ viết về địa phương
- Đi học (Minh Chính)
- Rừng cọ quê tôi (Nguyễn Thái Vận)
- Mùa tu hú kêu; Mùa thu đi hái dọc- truyện viết cho thiếu nhi (Nguyễn Thị Thắng)
- Truyện ngắn “ Màu tím hoa mua”- giải nhì thi truyện ngắn năm 1967-1968 của Nguyễn Thị Như Trang. Đây là tác phẩm viết về anh hùng lao động Nguyễn Thị Chỉ (Hợp tác xã mua bán huyện Thanh Ba)
4. Củng cố: 
- Trong các t/g văn học địa phương em yêu thích nhất tác giả nào, tác phẩm nào? Vì sao?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Em hãy tập sáng tác thơ, viết truyện ngắn về đề tài nhà trường.
- Sưu tầm cuốn: Tuyển tập văn học Phú Thọ.
 - Chuẩn bị bài: Dấu ngoặc kép.
Duyệt giáo án, ngày 15 tháng 11 năm 2010.

File đính kèm:

  • docNV8 - Tuan 13.doc