Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong môn Sinh học ở trường PTTH

1. Mục tiêu, nội dung tích hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ

1.1. Mục tiêu tích hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ trong môn Sinh học

Học sinh có nhận thức đúng về:

- Bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên và khai thác, sử dụng hợp lý nguồn năng lượng trong thiên nhiên. Giáo dục sâu sắc về môi trường thiên nhiên qua chương trình môn học. Hiện nay việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chính là sự quan tâm không chỉ của một cá nhân, một tổ chức, một quốc gia mà là của toàn thế giới, vì năng lượng hiện nay do con người tạo ra phần lớn từ nguồn năng lượng hoá thạch của trái đất, những nguồn năng lượng đó không phải là vô tận mà còn gây ra ô nhiễm môi trường rất lớn làm biến đổi khí hậu toàn cầu, ảnh hưởng tới đời sống của hàng triệu con người (phần lớn là người nghèo).

 

doc32 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong môn Sinh học ở trường PTTH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
o nuôi cá. 
 Từng nhóm HS báo cáo, GV khái quát và nêu ví dụ điển hình về chuỗi thức ăn ở trên cạn, ở dưới nước.
Ví dụ về chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật tự dưỡng, chuỗi thức ăn mở đầu bằng SV phân giải chất hữu cơ. Phân biệt 2 loại chuỗi thức ăn này.
*GV: Trong quần xã luôn có mối quan hệ chặt chẽ giữa 2 loại chuỗi thức ăn. Em hãy chứng minh điều đó?
Các mắt xích trong chuỗi thức ăn có thể được thay thế bằng các mắt xích (loài) có họ hàng gần nhau mà không thay đổi cấu trúc của quần xã.
*GV treo tranh phóng to hình 43.1: Một lưới thức ăn trong hệ sinh thái và hướng dẫn HS phân tích mối quan hệ giữa các sinh vật trong tranh vẽ và đưa ra nhận xét.
- Nếu một trong những mắt xích trong lưới thức ăn bị mất đi sẽ ảnh hưởng gì đến cấu trúc của quần xã không? 
- Liên hệ với việc giữ cân bằng sinh thái và đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất trong hệ sinh thái?
*GV hướng dẫn HS đọc mục I/3 trong SGK để điền vào bảng sau:
Tên bậc dinh dưỡng	Đặc điểm của sinh vật thuộc từng bậc dinh dưỡng
Cấp 1	
Cấp 2	
Cấp 3	
Cấp 4..	
HS thảo luận nhóm sau đó báo cáo. GV thống nhất lại theo nội dung bên.
*GV: Hãy ghi chú tên các bậc dinh dưỡng thay cho các chữ cái a,b,ctrong hình 43.a
 - Nguồn năng lượng ban đầu cung cấp cho lưới thức ăn là từ đâu? (Sinh vật sản xuất).
- Nhận xét về con đường vận chuyển năng lượng trong chuỗi thức ăn, mức độ tiêu hao năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng?
- úng dụng trong chăn nuôi, trồng trọt: Chọn nuôi đối tượng nào phù hợp?
*GV hướng dẫn HS nghiêncứu hình 43.3 trong SGK phóng to và đọc mục II tìm hiểu:
- Tháp sinh thái thể hiện điều gì?
- Các loại tháp sinh thái?
- Cách biểu diễn mỗi loại tháp sinh thái?
- Loại tháp nào hoàn thiện nhất? Tại sao?
- Tại sao các chuỗi thức ăn thường không kéo dài quá 4 hoặc 5 bậc dinh dưỡng
I/ Trao đổi vật chất trong quần xã 
1/ Chuỗi thức ăn
Một chuỗi thức ăn bao gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi.
Có 2 loại chuỗi thức ăn:
Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật tự dưỡng: Cây xanh
Chuỗi thức ăn mở đầu bằng SV phân giải chất hữu cơ.
2/ Lưới thức ăn
Trong một quần xã, một loài sinh vật không chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà còn tham gia đồng thời vào các chuỗi thức ăn khác tạo thành một lưới thức ăn.
Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạp.
3/ Bậc dinh dưỡng.
Trong một lưới thức ăn, tất cả các loài có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng.
Bậc dinh dưỡng cấp 1 (sinh vật sản xuất): Gồm các SV có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường.
Bậc dinh dưỡng cấp 2 (Sinh vật tiêu thụ bậc 1): Gồm các sinh vật ăn sinh vật sản xuất.
Bậc dinh dưỡng cấp 3 (Sinh vật tiêu thụ bậc 2): Gồm các động vật ăn thịt, chúng ăn các sinh vật tiêu thụ bậc 1.
Bậc dinh dưỡng cấp 4,5(Sinh vật tiêu thụ bậc 3 và bậc 4..) gồm các động vật ăn thịt động vật, chúng ăn động vật tiêu thụ bậc 2,3Bậc cuối cùng là bậc dinh dưỡng cao nhất.
II/ Tháp sinh thái.
Có 3 loại tháp sinh thái
Tháp số lượng
Tháp sinh khối
Tháp năng lượng
4/ Củng cố
Cho ví dụ về các bậc dinh dưỡng của một quần xã tự nhiên và một quần xã nhân tạo ở địa phương em?
- Hãy phân biệt 3 loại tháp sinh thái.
Trả lời câu hỏi SGK:
Trả lời câu hỏi 1
	- Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa là nguồn thức ăn cho mắt xích phía sau, vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước.
Ví dụ: Cỏ -> Thỏ -> Cáo
	- Lưới thức ăn được hình thành từ nhiều chuỗi thức ăn trong quần xã. Trong một lưới thức ăn một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà còn tham gia đồng thời vào các chuỗi thức ăn khác, hình thành nên nhiều mắt xích chung. Tất cả các chuỗi thức ăn với nhiều mắt xích chung hợp thành một lưới thức ăn.
	Ví dụ: Hình 43.1 SGK và HS viết thêm một số lưới thức ăn khác.
Trả lời câu hỏi 2: Có hai loại chuỗi thức ăn”
	Chuỗi thức ăn được mở đầu bằng cây xanh, sau đến động vật ăn thực vật và tiếp nữa là các loài động vật ăn động vật.
	Ví dụ: Cây ngô -> Sâu ăn lá -> ngô -> Nhái -> Rắn hổ mang -> Diều hâu
Chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ bị phân giải, sau đến các loài động vật ăn thịt.
	Ví dụ: Lá cành cây khô -> Mối -> Nhện -> thằn lằn
Trả lời câu hỏi 3: Phân biệt ba loại tháp sinh thái
Tháp năng lượng: dựa vào đơn vị năng lượng.
Tháp sinh khối: dựa vào khối lượng sinh vật
Tháp số lượng: dựa vào số cá thể sinh vật
Trả lời câu hỏi 4: C
Trả lời câu 5:
 Qua mỗi bậc dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn có sự tiêu phí năng lượng thông qua hô hấp, bài tiết, duy trì thân nhiệt..... Nên sinh vật bậc sau nhận được rất ít năng lượng từ sinh vật bậc truớc truyền cho.
IV: Một số câu hỏi tự luận và trắc nghiệm:
1. Một số câu hỏi tự luận:
Câu1: Nguyên nhân nào làm cho axit béo no có hệ số hô hấp nhỏ hơn hệ số hô hấp của axit béo không no?
Câu2: Tính tỷ lệ S/V của 3 loại tế bào sau rồi rút ra nhận xét: Tế bào 1 có kích thuớc 3µm, tế bào 2 có kích thước 5 µm, tế bào 3 có kích thước 8µm
Câu3: Hiện nay người ta ứng dụng gì lợi thế của tế bào nhân sơ trong công nghiệp thực phẩm và các ngành lĩnh vực khác?
Câu4: Sự đồng hoá và dị hoá của sinh vật tương quan với các giai đoạn sống như thế nào? Vận dụng điều này như thế nào trong sản xuất nông nghiệp?
Câu5: Cho ví dụ về sự phân tầng của rừng Cúc Phương, Vịnh Hạ Long? Ý nghĩa cơ bản của sự phân tầng đó?
Câu6: Trong chuỗi thức ăn, độ dài của chuỗi thức ăn sẽ qui định hiệu suất khai thác và sử dụng năng lượng có tương quan với nhau như thế nào?
Câu7: Vì sao trồng cây xen canh, gối vụ lại đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn?
Câu 8: Hiện nay việc trồng cây trong nhà kính bằng ánh sáng màu có ý nghĩa như thế nào? Nêu cơ sở khoa học của phương pháp này?
Câu 9: Tại sao vào mùa đông những người béo thì có khả năng chịu lạnh tốt hơn là những người gày hơn?
Câu10: Nêu ưu nhược điểm của các phương pháp bảo quản nông sản?
Câu11: Tại sao năng suất của thực vật C4 lại cao hơn so với năng suất của thực vật C3?
Thực vật C4 có hiệu suất pư cao hơn thực vật C3 vì:
- TV C4 không có hô hấp sáng, còn C3 thì có;
- TV C4 có thể chịu được giới hạn nhiệt độ cao hơn thực vật C3;
- TV C4 có thể quang hợp trong điều kiện nồng độ CO2 trong môi trường thấp, còn C3 thì không.
- TV C4 chỉ cần một lượng nước bằng 1/2 lượng nước của TV C3 là đủ.
Với những ưu thế trên thì TV C4 có nhiều khả năng quang hợp tốt hơn C3, nên có hiệu suất pư cao hơn.
Câu12: Hãy cho biết ý nghĩa của việc làm cỏ xục bùn trong trồng trọt?
2. Một số câu hỏi trắc nghiệm minh hoạ.
Câu1: Năng suất của thực vật C4 cao hơn thực vật C3 vì:
A. Có hô hấp sáng	B. Quang hợp vào ban đêm
C. Không có hô hấp sáng	D. Quang hợp được nhiều loại ánh sáng
Câu2: Ánh sáng có vai trò quang trọng nhất đối với quang hợp của thực vật là:
A. Đỏ và xanh lục	B. Xanh lục và vàng cam
C. Đỏ và xanh tím	D. Xanh tím và xanh lục
Câu3: Nhân tố đóng vai trò quan trọng chi phối lớn nhất tới sự phát tán của cá thể trong quần thể là:
A. Ánh sáng và mật độ cá thể	B. Mật độ cá thể và nguồn sống
C. Nhiệt độ và nguồn sống	D. Ánh sáng và nhiệt độ
Câu4: Một số hiện tượng như mưa lũ, chặt phá rừng.có thể dẫn đến hiện tượng thiếu hụt các nguyên tố dinh dưỡng như nitơ, phốtpho, canxi cần cho một hệ sinh thái. Tuy nhiên nguyên tố cacbon (C) hầu như không bao giờ bị thiếu cho các hoạt động sống của các hệ sinh thái. Đó là do:
A. Lượng cacbon các loài sinh vật cần sử dụng cho các hoạt động sống không đáng kể.
B. Các nguyên tố dinh dưỡng khác có nguồn gốc từ đất còn cacbon có nguồn gốc từ không khí.
C. Các loài nấm và vi khuẩn cộng sinh giúp thực vật dễ dàng tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả cacbon từ môi trường.
D. Thực vật có thể tạo ra cacbon của riêng chúng từ nước và ánh sáng mặt trời.
Câu5: Sự khác biệt rõ nét nhất về dòng năng lượng và dòng vật chất trong hệ sinh thái là:
A. Các chất dinh dưỡng được sử dụng lại còn năng lượng thì không.
B. Các cơ thể sinh vật luôn luôn cần năng lượng nhưng không phải lúc nào cũng cần chất dinh dưỡng.
C. Tổng năng lượng sinh ra luôn lớn hơn tổng sinh khối.
D. Các cơ thể sinh vật luôn cần chất dinh dưỡng, nhưng không phải lúc nào cũng cần năng lượng.
Câu6: Trong một hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng được hấp thu cuối cùng đều được:
A. Giải phóng vào không gian ở dạng nhiệt năng.
B. Chuyển đến bậc dinh dưỡng tiếp theo
C. Chuyển cho các sinh vật phân giải.
D. Sử dụng cho quá trình quang hợp.
Câu7: Trong các hệ sinh thái, các cơ thể ở bậc dinh dưỡng cao hơn thường có tổng sinh khối ít hơn so với các loài ở bậc dinh dưỡng thấp hơn, bởi vì:
A. Hiệu suất sử dụng năng lượng của sinh vật để chuyển hoá thành sinh khối là thấp
B. Hầu hết năng lượng mặt trời sau khi đến trái đất được phản xạ trở lại vào trong vũ trụ
C. Các sinh vật sản xuất như thực vật thường có khối lượng lớn hơn nhiều các sinh vật tiêu thụ.
D. Các loài động vật ăn thịt ở bậc dinh dưỡng cao nhất phải tốn nhiều năng lượng cho quá trình săn bắt mồi.
Câu8: Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là:
A. Sinh vật tiêu thụ cấp II	B. Sinh vật tiêu thụ cấp I
C. Sinh vật phân huỷ	D. Sinh vật sản xuất
Câu9: Giải thích nào dưới đây không hợp lý về sự thất thoát năng lượng rất lớn qua mỗi bậc dinh dưỡng?
A. Phần lớn năng lượng được tích vào sinh khối
B. Phần lớn năng lượng được tiêu hao qua hô hấp và tạo nhiệt cho cơ thể
C. Một phần năng lượng mất đi qua chất thải (phân, nước tiểu.)
D. Một phần năng lượng mất đi qua rơi rụng (rụng lá, lột xác)
Câu10: Nhóm sinh vật có mức năng lượng lớn nhất trong một hệ sinh thái là:
A. Sinh vật sản xuất	B. Sinh vật phân huỷ
C. Động vật ăn thực vật	D. Động vật ăn thịt
Câu11: Nếu cả bốn hệ sinh thái dưới đây đều bị ô nhiễm thuỷ ngân với mức độ ngang nhau, con người ở hệ sinh thái nào trong số 4 hệ sinh thái đó bị nhiễm độc nhiều nhất?
A. Tảo đơn bào → cá → người
B. Tảo đơn bào → động vật phù du → giáp xác → cá → chim → người.
C. Tảo đơn bào → động vật phù du → cá → người.
D. Tảo đơn bào → giáp xác → cá → người.

File đính kèm:

  • docTich hop GDSD_NLTK&HQ mon Sinh Hoc.doc
Bài giảng liên quan