Giáo trình Quản lý nhà nước & quản lý giáo dục- đào tạo
Thông tư Liên tịch số 24/2002/TTLT–BGD&ĐT–BTCCBCP ngày 29/4/2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn việc xét tuyển dụng công chức, giáo viên phổ thông, mầm non đã qui định từ năm 2002 trở đi:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các trường (khoa) sư phạm, đưa nội dung kiến thức quản lí hành chính Nhà nước, quản lí ngành và những nội dung liên quan đến công chức ngành giáo dục và đào tạo thành một học phần của chương trình đào tạo giáo viên, học phần này có giá trị như các học phần khác, là điều kiện để các trường làm căn cứ xét duyệt và cấp bằng tốt nghiệp sư phạm.
2. Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định việc tuyển dụng giáo viên phổ thông, mầm non theo hai hình thức xét tuyển hoặc thi tuyển.
3. Trong trường hợp thi tuyển thì không thực hiện việc thi lại các nội dung, kiến thức quản lí hành chính Nhà nước, quản lí ngành và những nội dung liên quan đến công chức ngành giáo dục và đào tạo đối với những người dự tuyển, đã hoàn thành học phần này trong các trường (khoa) sư phạm mà chỉ tổ chức thi về khả năng giảng dạy của người dự tuyển.
g dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi. * Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc của người nuôi dưỡng, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật. * Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ ém là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước góp phần vào sự nghiệp bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. * Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện. Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em, đều bị nghiêm trị. Chương 2. Các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Phần này thuộc chương II của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trong đó có liên quan đến 11 điều, từ Điều 5 đến Điều 15. Nội dung cụ thể của phần này là: * Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Trẻ em không rõ cha, mẹ, khi có yêu cầu, được cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ xác định cha, mẹ cho mình. * Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức. Trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em ở vùng cao, hải đảo vùng xa xôi hẻo lánh, được Nhà nước tạo điều kiện trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Trẻ em tàn tật, trẻ em có khuyết tật, được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều trị, phục hồi chức năng để hoà nhập vào cuộc sống xã hội; được thu nhận vào các trường, lớp đặc biệt Trẻ em không nơi nương tựa, được Nhà nước và xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi dạy. * Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của đứa trẻ. Việc giao, nhận trẻ em làm con nuôi phải theo quy định của pháp luật, bảo đảm cho đứa trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt. Mọi trường hợp đưa trẻ em ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào, phải theo quy định của pháp luật. * Trẻ em được Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan. Nghiêm cấm việc ngược đãi, làm nhục, hành hạ, ruồng bỏ trẻ em, bắt trộm, bắt cóc, mua bán đánh tráo trẻ em, kích động, lôi kéo, ép buộc trẻ em thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật hoặc làm những việc có hại đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em. * Trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế của Nhà nước theo quy định của Hội đồng Bộ trưởng. Cơ quan y tế nhà nước có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc phòng bệnh và khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em. Nghiêm cấm việc sử dụng lao động trẻ em trái quy định của pháp luật, có hại cho sự phát triển bình thường của trẻ em. – Trẻ em có quyền được học tập và có bổn phận học hết chương trình giáo dục phổ cập. Trẻ em học bậc tiểu học trong các trường, lớp quốc lập, không phải trả học phí. Cha mẹ, người đỡ đầu có trách nhiệm tạo điều kiện tốt cho con em học tập. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền học tập của trẻ em, khuyến khích trẻ em học tập tốt và tạo điều kiện để trẻ em phát triển năng khiếu. – Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi. Nhà nước khuyến khích và bảo trợ việc xây dựng, bảo vệ, sử dụng tốt những cơ sở vật chất kỹ thuật và phương tiện phục vụ trẻ em học tập, sinh hoạt và vui chơi. Nghiêm cấm việc sử dụng những cơ sở vật chất, phương tiện công cộng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác. – Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế, quyền hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Cha mẹ, người đỡ đầu hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan phải giữ gìn, quản lí tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em khi đến tuổi trưởng thành. * Trẻ em có bổn phận: – Yêu quý, kính trọng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ người già yếu, tàn tật, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình; – Chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể, tuân theo nội quy của nhà trường; – Tôn trọng pháp luật; thực hiện nếp sống văn minh, trật tự công cộng và an toàn giao thông; giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác. – Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. * Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ. Nghiêm cấm việc lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ. Nghiêm cấm việc dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hoá phẩm đồi trụy, đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em. * Việc truy cứu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự đối với trẻ em vi phạm pháp luật, phải theo quy định của pháp luật đối với người chưa thành niên. Chương 3. Trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội * Cha mẹ hoặc người đỡ đầu là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc và nuôi dạy trẻ em, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em. Cha mẹ, các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình, người đỡ đầu phải làm gương tốt về mọi mặt cho trẻ em noi theo; khi gặp khó khăn tự mình không giải quyết được, có thể yêu cầu cơ quan hoặc tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp ly hôn hoặc các trường hợp khác, người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên có nghĩa vụ đóng góp để nuôi dưỡng, giáo dục con; có quyền và nghĩa vụ thăm nom, chăm sóc con theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm hành vi xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, gia đình hoặc người đỡ đầu. – Cha mẹ, người đỡ đầu phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự về những thiệt hại do hành vi của đứa trẻ mình nuôi dạy gây ra. – Nhà trẻ, trường, lớp mẫu giáo, trường phổ thông phải có những điều kiện cần thiết để bảo đảm chất lượng nuôi dạy trẻ em, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của Nhà nước. Cô nuôi dạy trẻ, giáo viên, tổng phụ trách Đội phải được đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, phải có sức khoẻ, phẩm chất, đạo đức tốt, yêu nghề, yêu trẻ, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ. – Nhà nước dành một tỉ lệ ngân sách thích đáng trong kế hoạch hàng năm cho việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Các Bộ, Ủy ban nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, theo chức năng, quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, bảo đảm thực hiện các quyền của trẻ em. Các cơ quan bảo vệ pháp luật, theo chức năng của mình, có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp thực hiện việc bảo vệ các quyền và lợi ích của trẻ em, phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật của trẻ em, giáo dục trẻ em hư và cải tạo trẻ em vi phạm pháp luật. – Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em có nhiệm vụ giúp Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban nhân dân cùng cấp hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và giám sát việc thực hiện kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; tổ chức sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế có liên quan để thực hiện việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. – Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các cơ quan thông tin, đại chúng có trách nhiệm: + Tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, hội viên và nhân dân chấp hành tốt pháp luật về trẻ em; + Vận động các gia đình thực hiện tốt việc chăm sóc, giáo dục trẻ em; + Chăm lo, bảo vệ quyền lợi của trẻ em, giám sát việc chấp hành pháp luật về trẻ em, đưa ra những kiến nghị cần thiết đối với các cơ quan nhà nước hữu quan thực hiện những nhiệm vụ đó; ngăn ngừa những hành vi và kháng nghị đối với những quyết định xâm phạm quyền, lợi ích của trẻ em. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, ngoài trách nhiệm quy định tại khoản 1. Điều này, có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan, tổ thức hữu quan để tổ chức hướng dẫn việc nuôi con khoẻ, dạy con ngoan. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí lviinh, ngoài trách nhiệm quy định tại khoản 1, có nhiệm vụ phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức, hướng dẫn hoạt động của thiếu nhi. – Nhà nước bảo trợ các công trình khoa học và công nghệ, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, mọi sáng kiến, việc làm có lợi cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; khuyến khích các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần dành một phần quỹ phúc lợi hoặc lợi nhuận vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Quỹ bảo vệ trẻ em được thành lập bằng sự đóng góp của các cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân, tổ chức kinh tế, văn hoá, tổ chức từ thiện, tổ chức nhân đạo và các tổ chức xã hội khác, của các cá nhân ở trong nước, ngoài nước, viện trợ quốc tế cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nghiêm cấm việc sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em và các nguồn tài chính khác dành cho việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vào mục đích khác. Chương 4. Khen thưởng và xử lí vi phạm Phần này thuộc chương IV của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trong đó có liên quan tới 2 Điều, từ Điều 23 đến Điều 24. Nội dung cụ thể của phần này là: – Cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước. – Người xâm phạm quyền của trẻ em, ngược đãi, làm nhục, hành hạ, ruồng bỏ trẻ em; kích động, lôi kéo, ép buộc trẻ em thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em làm hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em hoặc vi phạm các quy định khác của Luật này, thì tuỳ theo mức độ mà bị xử lí kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chương V. THỰC TIỄN GIÁO DỤC VIỆT NAM PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO
File đính kèm:
- Giao trinh Quan li nha nuoc va quan li giao duc daotao.doc