Kỹ năng nói trước công chúng

 Một trong những công việc quan trọng và hết sức cần thiết của người cán bộ Đoàn là nói trước công chúng trẻ tuổi. Thông qua nói(phát biểu) mọi người có điều kiện để đánh giá năng lực, trình độ, nhận thức của người cán bộ Đoàn. Nói trước công chúng có nhiều dạng và cấp độ khác nhau:

+ Phát biểu trong một cuộc họp BCH, họp chi đoàn thường kỳ.

+ Trình bày một văn bản tham luận trong hội nghị, hội thảo, đại hội, tham gia diễn đàn TN.

+ Phát biểu ý kiến chỉ đạo đối với Đoàn cấp dưới hoặc trình bày ý kiến đề nghị với đoàn cấp trên.

+ Tuyên truyền, phổ biến một chủ trương công tác đến ĐVTN, .

+ Giảng bài nghiệp vụ, kỹ năng công tác Đoàn-Đội-HộiLHTN.

 

doc4 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ năng nói trước công chúng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Kỹ năng nói trước công chúng.
 Một trong những công việc quan trọng và hết sức cần thiết của người cán bộ Đoàn là nói trước công chúng trẻ tuổi. Thông qua nói(phát biểu) mọi người có điều kiện để đánh giá năng lực, trình độ, nhận thức của người cán bộ Đoàn. Nói trước công chúng có nhiều dạng và cấp độ khác nhau:
+ Phát biểu trong một cuộc họp BCH, họp chi đoàn thường kỳ.
+ Trình bày một văn bản tham luận trong hội nghị, hội thảo, đại hội, tham gia diễn đàn TN.
+ Phát biểu ý kiến chỉ đạo đối với Đoàn cấp dưới hoặc trình bày ý kiến đề nghị với đoàn cấp trên.
+ Tuyên truyền, phổ biến một chủ trương công tác đến ĐVTN,.
+ Giảng bài nghiệp vụ, kỹ năng công tác Đoàn-Đội-HộiLHTN.
Quy trình 10 bước về kỹ năng nói trước công chúng(công thức 10 chữ “T”: 1- Trau dồi đức tự tin : đó là rèn luyện để khi đứng trước công chúng không bị mất tinh thần. đây là bước khởi đầu quan trọng nhất, bởi lẽ nếu bị mất tinh thần thì bài nói có chuẩn bị công phu mấy vẫn có thể bị thất bại. Do đó phải đừng sợ thất bại, bởi đó là chuyện thường tình, hơn nữa nếu vấp váp hoặc thất bại thì mới có bài học cho sự thành công(“Thất bại là mẹ của thành công”).
2- Tâm đắc với chủ đề đã lựa chọn: Mọt chủ đề được gọi là tâm đắc thường thõa mãn 4 chữ “Đ” sau đây:
+ Đâu: Vấn đề đó xuất hiện ở đâu? Có phải là vấn đề mà người nghe đang quan tâm, đang cần nghe hay không?
+ Đúng: Vấn đề đó có đúng không, có căn cứ khách quan không?
+ Đáng: Vấn đề đó có đáng nêu ra trước công chúng không?
+ Đủ : Vấn đề đó đã hội đủ các điều kiện chưa, cần nên nói vừa đủ, không thừa, không thiếu.
3- Tiếp cận để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, nắm bắt được nhu cầu, tâm lý của đối tượng: Đây là vấn đề hết sức quan trọng, bởi có hiểu được đối tượng đang cần gì, thiếu gì, cần nghe vấn đề nào, vấn đề nào không thích nghe thì chúng ta sẽ chọn chủ đề, nội dung sát thực, hoặc tìm các để nói những vấn đề sát với cuộc sống đời thường, đồng cảm với họ, tìm những giải pháp cụ thể, khả thi cho những vấn đề mà họ còn đang băn khoăn, lúng túng; phải hướng người nghe tới hành động thực tế.
4- Thiết lập bố cục của bài nói một cách mạch lạc, logic và hệ thống:
Một bài nói dài hoặc ngắn nhìn chung đều có 3 phần: Mở đầu, thân bài và kết luận. Cần lưu ý phần mở đầu, bởi mở đầu là yếu tố tạo sự chú ý của đối tượng và tạo lập tính tự tin cho người nói. Phần mở đầu diễn đạt tốt có thể đạt 50% thành công. Mỗi bài nói cần chuẩn bị thành các ý chính, có logic, tránh lộn xộn và lý giải trùng lặp. Đối với các bài khó cần phải soạn giáo án và thục luyện giáo án trước khi giảng dạy, nói chuyện hoặc biên soạn bài phát biểu tuyên truyền miệng theo mẫu sau đây:
“ Bài phát biểu tuyên truyền miệng thường được chia thành ba phần với những chức năng riêng:
 Phần mở đầu: Chức năng: Là phần nhập đề cho chủ đề định nói, là phương tiện tiếp xúc, giao tiếp với người nghe, kích thích hứng thú của người nghe đối với vấn đề định nói nên mở đầu phải hấp dẫn.
- Yêu cầu: Phải tự nhiên, ngắn gọn, không khuôn sáo, phải gắn với những nội dung sẽ trình bày sau đó.
Chọn lời mở đầu phù hợp với các đặc điểm của người nghe và khung cảnh buổi nói.
- Cách vào đề thường có hai cách: Trực tiếp và gián tiếp.
- Mở đầu là một thủ thuật chinh phục người nghe, thu hút sự chú ý.
 Phần chính bài phát biểu:
- Chức năng: Là phần quan trọng nhất, dài nhất, phần phát triển chủ đề một cách toàn diện, quyết định chất lượng của bài phát biểu.
- Yêu cầu: Bố cụ rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, cân đối; nêu bật được những luận điểm quan trọng nhất kết hợp với những dẫn chứng, minh hoạ từ tư liệu thu thập được, làm sáng tỏ những nhận định, đánh giá, những quan điểm, tư tưởng của bài phát biểu. Những vấn đề nêu ra phải đảm bảo những yêu cầu của quá trình nhận thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và thể hiện được cả phương pháp trình bày diễn dịch hay quy nạp.
 Phần kết luận bài phát biểu:
- Chức năng: Tổng kết những vấn đề đã nói; củng cố và làm tăng ấn tượng về nội dung bài phát biểu, đặt ra cho người nghe những nhiệm vụ nhất định hoặc thôi thúc họ hành động.
- Yêu cầu: Phần kết cần ngắn gọn, gây ấn tượng và có sức cỗ vũ.
* Văn phong bài phát biểu phải có 4 đặc điểm: Tính hội thoại; tính phổ thông; tính chính xác; tính truyền cảm”.
 5- Thu thập thông tin,tưu liệu, số liệu xung quanh chủ đề định trình bày:
Có được bố cục bài nói một cách mạch lạc, lôgíc, hệ thống là rất quan trọng, tuy nhiên đấy mới chỉ là bộ xương, chúng ta cần phải đắp thêm “da thịt”, đó chính là thông tin mới, tư liệu mới và những số liệu làm cho bài nói có sức thuyết phục lôi cuốn người nghe. Tuy nhiên, khi sử dụng thông tin, tư liệu phải biết cách trình bày hợp lý, hiệu quả.
6- Tập luyện trí nhớ: Nói trước công chúng nhiều khi không có bài viết sẵn. Do vậy cần phải nhớ được những điều cần phải trình bày. Vì thế cần phải rèn luyện trí nhớ theo một vài cách sau đây:
+ Công thức hóa các vấn đề. Ví dụ như: Công thức 10 chữ “T”; 5 chữ “M”, “hai 3, hai 5”,.để nhớ những nội dung cần nói.
+ Khắc sâu, trăn trở, lật đi lật lại các vấn đề để nhớ được lâu.
+ Dùng sơ đồ, bảng biểu, cách so sánh ví von để nhớ.
+ Có khi phải “quên đi để mà nhớ”, đó là tạm quên đi những điều không quan trọng, điều thứ yếu mà chỉ tập trung nhớ bố cục của bài nói, nhớ những ý chính, nhớ những điều cần trình bày. Với cách diễn đạt các chi tiết sẽ quay lại trong trí nhớ của chúng ta (hoặc tư duy cụ thể hóa, lôgíc sẽ giúp chúng ta suy luận để nhớ ra nội dung vấn đề).
7- Tu từ, chọn ngữ, chỉnh văn chương, luyện giọng nói: ý tứ sáng rõ, lời lẽ khúc chiết là tiền đề của thành công, muốn vậy phải thấu hiểu vấn đề, tránh lạc đề, không dùng những câu quá dài; lựa chọn cách lập luận và diễn giải phù hợp với trình độ hiểu biết của số đông người nghe,Nhiều khi nói thường bị bí từ, diễn đạt tối nghĩa gây lúng túng. Sau đây là vài gợi ý về cách tu từ, chọn ngữ, chỉnh văn chương, luyện giọng nói:
+ Tu từ: Phải tìm học một số từ thông dụng đồng nghĩa để diễn đạt nhằm tránh sự trùng lặp từ nhưng không nên chọn từ khó hiểu cho đối tượng nghe.
+ Chọn ngữ: Mối vấn đề cần chọn một vài câu tục ngữ, ngạn ngữ, ca dao, dân ca, các bài thơ tương ứng để minh họa mỗi khi cần thiết cho bài nói sinh động mà người nghe dễ hiểu.
+ Chỉnh văn chương: Văn nói khác với văn viết. Văn nói phóng khoáng, thoáng đạt hơn. Do đó phải biết cách chọn lời để nói hay. Nếu điều chỉnh tốt thì cùng một nội dung như nhau, văn nói sẽ hấp dẫn và thuyết phục hơn văn viết. Để giúp đối tượng nghe dễ hiểu, dễ nhớ thì văn nói nên dùng câu chính luận ngắn gọn.
+ Ngữ điệu, nhịp điệu, cường độ giọng nói phải phù hợp; tùy nội dung bài nói mà diễn đạt lúc trầm, lúc bổng, lúc nhanh, lúc chậm; lúc nhấn mạnh, lúc lướt nhanh,
8- Tạo lập cho mình một phong cách riêng khi nói trước công chúng: Phong cách nói là tổng thể các tư thế, tác phong, cách ăn mặc, giọng nói, ánh mắt, vẻ mặt, nụ cười, góc nhìn,vvv của người nói.
Điều lưu ý là rất cần phải học tập nhiều người về phong cách nói nhưng cũng không nên bắt chước 100% để trở thành cái bóng của ai đó. Yêu cầu chung là phong cách của mình phải thật tự nhiên, đừng khiên cưỡng, gò ép và thái quá.
9- Tìm ra những thủ pháp cần thiết khi trình bày vấn đề: Thủ pháp hay còn gọi là nghệ thuật nói là vô cùng quan trọng. Cùng một nội dung và thời lượng như nhau, có người nói “Cua trong lỗ cũng phải bò ra” nhưng cũng có người thì nói “Buồn như chấu cắn”. Do đó tạo ra một thủ pháp nói có ấn tượng cho người nghe là đặc biệt quan trọng. Thủ pháp nói tùy thuộc vào năng khiếu của từng người, nhưng tổng hợp 8 bước nói trên một cách hài hòa thì chính là tạo ra một thủ pháp hợp lý.
10- Tránh 10 vấn đề sau đây: Văn cảnh không phù hợp, văn hoa sáo rỗng; cử chỉ, thái độ không khiêm tốn; nặng về lý luận mà người nghe khó hiểu; hành văn trịch thượng, coi thường người nghe; nói dài dòng, lê thê mà ít ý; trùng lặp với nhiều người khác; hài hước một cách quá mức cần thiết; kính thưa quá nhiều đích danh; diễn đạt đều đều một lèo; không nhìn người nghe.
Những việc cần làm khi bước lên diễn đàn: Mỉm cười, bước khoan thai, đầu hơi ngửng lên, ngực hướng về phía trước; nếu còn hòi hộp thì thở mạnh, đưa mắt tìm người quen trong phòng; tránh nói đều đều, cần lúc mạnh, lúc nhẹ, lúc nhanh, lúc chậm; nghỉ một chút trước và sau các ý quan trọng; phải nhìn thẳng vào người nghe để nói với họ, tránh nhìn xuống nền, nhìn lên trần nhà hoặc nhìn ra ngoài cửa,Khi thấy có người buồn ngủ, bạn phải nói to hơn, hăng hái hơn và nên xen vào một vài chuyện vui hoặc nêu một vài câu hỏi phù hợp; bỏ những tật xấu đưa tay giã đầu, xỏ tay vào túi quần, sửa kính,đừng tỏ ra rụt rè, có thể vung tay hợp lý, có thể ngồi nếu thấy mệt mỏi,.
Việc giải đáp các câu hỏi của người nghe: cần bình tĩnh và chu đáo thể hiện trong lắng nghe và giải đáp đầy đủ các ý kiến của người nghe; thái độ khiêm tốn và lịch thiệp; nêu được bản chất vấn đề( Chú ý: chỉ giải đáp những vấn đề trong phạm vi bài nói chuyện, bài giảng; các vấn đề khác nên không nên trả lời hoặc hẹn trả lời vào lúc khác; không nên có thái độ bực bội, gắt gỏng, bất bình khi bị chất vấn hay tranh luận phản đối).
Tâm đắc với đề tài phù hợp đã lựa chọn, tôn trọng người nghe và trên cơ sở nắm vững nội dung cần nói; nhu cầu, tâm lý trẻ trung ham hiểu biết, nhạy cảm,của từng đối tượng TN để lựa chọn phương pháp truyền đạt phù hợp, đó là tiền đề của thành công.
 (Việt Thao- sưu tầm).

File đính kèm:

  • docKy nang noi truoc cong chung.doc
Bài giảng liên quan