Phẩm bình nhân vật lịch sử (3)

2. VỀ TIỀN NGÔ VƯƠNG

*Năm sinh-mất:897–944

*Tên húy:Ngô Quyền

*Trị vì:939–944

*Triều đại:Nhà Ngô

*Niên hiệu:

*Ngô Quyền (chữ Hán: 吳權; 897–944) là một vị tướng và sau này là vua Việt Nam. Năm 938 ông cầm quân đánh tan quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng, kết thúc 1.000 năm bắc thuộc của Việt Nam.

 

ppt19 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 697 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phẩm bình nhân vật lịch sử (3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
PHAÅM BÌNH NHAÂN VAÄT LÒCH SÖÛ(Trích Ñaïi Vieät söû kí toaøn thö)LEÂ VAÊN HÖU2. VEÀ TIEÀN NGOÂ VÖÔNGNăm sinh-mất:897–944Tên húy:Ngô QuyềnTrị vì:939–944Triều đại:Nhà NgôNiên hiệu:Ngô Quyền (chữ Hán: 吳權; 897–944) là một vị tướng và sau này là vua Việt Nam. Năm 938 ông cầm quân đánh tan quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng, kết thúc 1.000 năm bắc thuộc của Việt Nam.Tiểu sửNgô Quyền sinh năm 897, mất năm 944 quê ở Đường Lâm, Ba Vì (Hà Tây ngày nay). Ông là bộ tướng và là con rể của Dương Đình Nghệ được giao cai quản Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay).Lịch sử Việt Nam thời kỳ đóTừ năm 907 ở Trung Hoa khi nhà Đường mất thì lần lượt nổi lên là các nhà Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu tranh nhau làm vua. Mỗi nhà được mấy năm, gồm tất cả là 52 năm, gọi là đời Ngũ Quí hay là Ngũ Đại.Năm 911, Lưu Cung làm Nam Bình Vương do nhà Hậu Lương phong cho, kiêm chức Tiết độ sứ Quảng Châu và Tĩnh Hải, có ý để lấy lại Giao Châu. Được ít lâu nhân có việc bất bình với nhà Hậu Lương, Lưu Cung tự xưng đế, quốc hiệu là Đại Việt. Đến năm Đinh Sửu (917) cải quốc hiệu là Nam HánNăm Quí Mùi (923) Lưu Cung sai tướng là Lý Khắc Chính đem quân sang đánh bắt được Khúc Thừa Mỹ (khi đó chấp nhận làm Tiết độ sứ của nhà Hậu Lương tại Giao Châu mà không thần phục nhà Nam Hán), rồi sai Lý Tiến sang làm thứ sử cùng với Lý Khắc Chính giữ Giao Châu.Năm Tân Mão (931) Dương Đình Nghệ là tướng của Khúc Hạo ngày trước (cha của Khúc Thừa Mỹ) nổi lên, mộ quân đánh đuổi bọn Lý Khắc Chính và Lý Tiến đi, rồi tự xưng làm Tiết độ sứ. Được gần 7 năm, Dương Đình Nghệ bị người bộ tướng là Kiều Công Tiễn giết đi mà cướp lấy quyền.] Sự nghiệpTrong thời gian cai quản Ái Châu, ông đã đem lại yên vui cho đất Ái Châu, tỏ rõ là người có tài đức.Năm 938, ông đã tiêu diệt Kiều Công Tiễn và sau đó là quân Nam Hán của Hoằng Thao (có sách viết là Hoằng Tháo).Mùa xuân năm 939, ông xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa (thuộc thành phố Hà Nội ngày nay). Tuy chỉ xưng vương nhưng ông có thể coi là người có công lớn trong việc giành được độc lập cho đất nước sau nghìn năm bắc thuộc. Các nhà sử học Việt Nam thời kỳ phong kiến như Lê Văn Hưu (tác giả cuốn Đại Việt sử ký), Phan Phu Tiên (tác giả cuốn Đại Việt sử ký tục biên), Ngô Sĩ Liên đánh giá rất cao công trạng của ông. Trong Đại Việt sử ký toàn thư bản Ngoại kỷ, quyển 5 của Ngô Sĩ Liên đã chép lại lời bình của Lê Văn Hưu về ông như sau:Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một cơn giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đến, đổi niên hiệu, nhưng chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã nối lại được.Năm 944, ông mất, thọ 47 tuổi.Trận đánh lịch sửNăm 938, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại. Ngô Quyền kéo quân ra thành Đại La tiêu diệt kẻ phản bội. Do lo sợ bị tiêu diệt, Kiều Công Tiễn đã cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán lúc bấy giờ là Lưu Cung cho con trai là Hoằng Thao kéo quân theo đường thủy sang giúp (thực chất là nhân cơ hội chiếm lấy Giao Châu).Đầu mùa đông năm 938, Ngô Quyền dẹp xong bọn phản loạn Kiều Công Tiễn và chuẩn bị toàn lực để đối phó với sự xâm lăng của quân Nam Hán.Ông cho quân sĩ đóng cọc có bịt sắt nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng và nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triều lên. Quân giặc thấy quân của ông chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi, nuốt sống lên hùng hổ tiến vào. Đợi đến khi thủy triều xuống ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh. Thuyền chiến lớn của giặc bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Quân giặc thua chạy, còn Hoằng Thao bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ. Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược.350 năm sau, vào mùa xuân năm 1288, cũng trên dòng sông này Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã có một trận đánh tương tự như vậy để tiêu diệt chiến thuyền của quân xâm lược Nguyên Mông.3. VEÀ ÑINH TIEÂN HOAØNGNaêm sinh-maát : 924-979Teân huùy : Ñinh Boä Lónh (Ñinh Hoaøn)Trò vì : 968-979Trieàu ñaïi : nhaø ÑinhNieân hieäu : Thaùi BìnhThuở hàn viĐinh Bộ Lĩnh sinh năm 924, nguyên quán động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Cha của ông là Đinh Công Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Hoan Châu.

File đính kèm:

  • pptPham binh nhan vat lich su 3.ppt