Sáng kiến kinh nghiệm Một số suy nghĩ về phương pháp dạy học từ ngữ (THCS)

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Vị trí:

Trong hệ thống ngôn ngữ, từ là đơn vị tín hiệu đích thực. Bản chất của tín hiệu là tạo điều kiện cho ngôn ngữ trở thành công cụ giao tiếp. Từ vựng là một trong các bộ phận của hệ thống ngôn ngữ, thiếu từ vựng thì không có bất cứ ngôn ngữ nào.

Như vậy, dạy học từ ngữ là một bộ phận không thể thiếu trong chương trình Tiếng Việt ở nhà trường.

Trong giao tiếp nếu không nắm vững được từ, người tiếp nhận sẽ không hiểu hết thậm chí hiểu sai lệch ý của người phát biểu. Còn bản thân người phát biểu thì khó làm cho người nhận hiểu được ý mình. Điều đó chứng tỏ rằng để phát huy chức năng làm công cụ giao tiếp của ngôn ngữ, chúng ta nhất thiết phải hiểu được từ, có khả năng huy động và sử dụng được từ. Và dạy từ phải là một nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường THCS.

Việc dạy từ ngữ ngày nay càng có ý nghĩa cấp thiết vì Tiếng Việt đang trong giai đoạn phát triển ồ ạt, chưa bao giờ Tiếng Việt đòi hỏi phải bổ sung và sáng tạo nhiều từ ngữ như bây giờ. Trong điều kiện phải tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ trên thế giới, nhiều hoàn cảnh mới thì hàng loạt cách nói mới ra đời. Vì thế để nâng cao tính hiện đại của từ ngữ Tiếng Việt cho phù hợp với bản sắc dân tộc, việc dạy từ ngữ ở THCS là vô cùng quan trọng, không những cần thiết cho mục đích giáo dục ngôn ngữ mà còn là điều kiện không thể thiếu để rèn luyện tư duy, giáo dục thẩm mỹ, tạo điều kiện để tiếp thu các môn học khác trong nhà trường.

 

doc6 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số suy nghĩ về phương pháp dạy học từ ngữ (THCS), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
n ngữ học:
Từ và các ngữ cố định là đơn vị của ngôn ngữ mà ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu. Dạy từ ngữ không thể xem xét từ ngữ một cách cô lập mà phải thấy được hoạt động của nó trong mối quan hệ với những đơn vị bé hơn (tiếng) và những đơn vị lớn hơn ( cụm từ, câu, đoạn câu, văn bản). Những tri thức về cấu tạo từ Tiếng Việt và quan hệ giữa chúng với nghĩa của từ, những hiểu biết về ngữ nghĩa là cơ sở chính yếu tạo nên nội dung của việc dạy từ ngữ trong chương trình Ngữ văn THCS.
2. Cơ sở tâm lý
Sự ghi nhận, hình thành và phát triển của từ chỉ xảy ra trong hoạt động. Không có hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức, con người không thể chiếm lĩnh được khái niệm và tên gọi của chúng. Mà tên gọi của các khái niệm đó chính là từ ngữ.
Con người học từ, trước hết là học trong giao tiếp. Trong giao tiếp từ ngữ không đứng riêng lẻ mà tồn tại trong một văn cảnh, ngữ cảnh, ngôn bản nhất định. Chính hoàn cảnh đó những từ mới xuất hiện là động cơ thúc đẩy người nghe, người đọc dần đoán ra nội dung của các ngữ nghĩa, qua đó chiếm lĩnh được từ mới làm vốn riêng từ ngữ của mình.
III. NGUYÊN TẮC DẠY HỌC TỪ NGỮ
Theo kinh điển có 4 nguyên tắc.
1. Nguyên tắc trực quan
Phải luôn bảo đảm mối liên hệ của từ với hiện thực khách quan mà từ biểu đạt. Ở THCS nguyên tắc này được thực hiện bằng cách dùng các phương tiện trực quan (tranh, ảnh, hành động đọc, viết, nghe).
2. Nguyên tắc hệ thống
Đây là nguyên tắc rất đặc trưng của từ ngữ Tiếng Việt. Việc tích lũy và rèn luyện kỹ năng cũng phải theo các hệ thống được tạo lập do sự liên tưởng nhất định.
3. Nguyên tắc chức năng 
Từ ngữ được chia ra thành từ loại và nét đặc biệt của nó là chức năng ngữ pháp. Mặc khác việc sử dụng từ ngữ trong từng lãnh vực khác nhau thì chúng ta có những chức năng khác nhau tức là phụ thuộc vào phong cách chức năng của ngôn ngữ.
4. Nguyên tắc lịch sử.
Đi từ từ nguyên ( từ địa phương, Hán Việt, từ cổ), nghĩa của từ có thể thay đổi theo thời gian, theo cách dùng phổ thông của số đông. VD: từ “khốn nạn” (Ngữ văn 8 – Tức nước vỡ bờ – Ngô Tất Tố) theo nghĩa từ nguyên là khố khổ đáng thương, nay dùng phổ thông lại có nghĩa là một lời chửi mắng. Từ “chúng cư” nay thường dùng bằng từ “chung cư”. Đó là những hiện tượng về sự biến nghĩa của từ trong Tiếng Việt.
IV.CÁC GIẢI PHÁP 
Thực ra qua những kinh nghiệm giảng dạy trên thực tiễn thì thật khó để có một mẫu và cũng không nên chỉ có một mẫu để áp dụng cho mọi trường hợp. Tuy nhiên căn cứ trên mục đích nội dung và nguyên tắc dạy học từ ngữ đã nêu ở trên kết hợp với đối tượng, nội dung cụ thể của từng bài mà ta có một bài giảng nhất định. Thế nhưng những bài giảng này cũng cần phải theo một nguyên tắc, phương hướng và thao tác chung.
1. Công việc chuẩn bị của giáo viên
- Nghiên cứu sách giáo khoa. Xác định được số lượng kiến thức cần thiết (định lượng vừa sức theo mục theo mục đích của tiết học). Xác định rõ được trọng tâm của bài.
- Nghiên cứu tài liệu tham khảo để giải quyết được những tình hình đột biến trong bài dạy ( có thể có em HS giỏi thắc mắc)
- Các tri thức trong bài giảng có tri thức nào liên quan với lớp dưới và sẽ phát triển ở lớp trên)
- Trên cơ sở đó để soạn giáo án.
2. Giới thiệu bài mới
Có nhiều phương pháp nhưng chủ yếu và phổ biến nhất là phương pháp thông báo và giải thích. Để thực hiện giáo viên có thể thuyết giảng căn cứ vào tri thức vốn đã có của học sinh, tri thức của bài trước để trên cơ sở đó mà hướng dẫn học sinh tiếp cận đến vấn đề sẽ được giảng dạy trong bài mới.(có thể tham khảo chuyên đề: “đặt vấn đề” đã được dự)
Ví dụ: để giới thiệu bài Nghĩa của Từ (TV6) giáo viên có thể giới thiệu bài mới như sau:
- Viết từ “phấn” lên bảng và đặt câu hỏi lên bảng, Thầy (cô) vừa viết cái gì?
Có em sẽ trả lời: cục phấn, phấn, từ “phấn”
GV nhận xét: ta đã biết từ là đơn vị của ngôn ngữ. Trên bảng là một từ, từ “phấn” không phải cục phấn, phấn. Từ “phấn” dùng để làm gì? Dùng để biểu thị một vật đó là viên phấn. Hôm nay ta sẽ tìm hiểu rõ trong bài Nghĩa của Từ.
3. Chọn mẫu câu: Cần theo các hướng sau.
- Mẫu câu phải chứa những hiện tượng, từ ngữ với đầy đủ đặc trưng cơ bản của tri thức mới cần hình thành.
- Ngắn gọn, có tần số sử dụng cao trong bài học(điều này là chủ yếu).
- Nội dung lành mạnh, có tính giáo dục, có tính thẩm mỹ.
- Có thể tự tạo mẫu câu nhưng chủ lực vẫn là các mẫu được trích từ những ngôn bản nghệ thuật đã được công nhận.
4. Phân tích mẫu và rút ra kết luận:
Phân tích mẫu trong mối quan hệ với tri thức mới có thể theo con đường quy nạp, diễn dịch hoặc thuyết giảng (Căn cứ vào yêu cầu của tri thức và nôi dung kiến thức cần đạt đến).
5. Dạy thực hành:
Trong lớp không thể có đủ thời gian để giải tất cả các bài tập từ ngữ. Nhưng người giáo viên cần phải giải một số bài tập cơ bản, đủ lượng kiến thức vận dụng theo yêu cầu của bài.Thông thường thì nó có những loại sau:
Bài tập nhận diện: (Cần thiết cho những học sinh yếu)
Ở bài tập này chìa khoá giải thường là khái niệm. Cho học sinh đọc khái niệm, căn cứ vào đó để nhận diện.
Bài tập phân loại: (Yêu cầu bắt buộc)
Dựa trên các tiêu chí phân loại của lý thuyết để giải quyết.
Bài tập phân tích vai trò đặc điểm và hiệu quả biểu đạt: (Dành cho học sinh giỏi)
Dựa trên khái niệm và sự liên tưởng (Yêu cầu có kiến thức cuộc sống)
Bài tập đặt câu, viết đoạn văn ngắn: (Luyện tập)
Câu phải có đủ chủ ngữ và vị ngữ. Dùng từ chính xác theo nghĩa biểu vật và biểu niệm.
Đoạn văn ngắn phải có sự liên kết câu theo trình tự suy nghĩ thông thường (ơ ûcấp 2) 
Tổ chức luyện tập trên lớp: (Luyện tập theo nhóm)
Công việc cho học sinh tiến hành luyện tập có thể được tổ chức như sau: 
Cho học sinh đọc bài tập để cả lớp có thể nắp được yêu cầu của bài tập.
Học sinh xác định yêu cầu, nhiệm vụ phải thực hiện. (Giáo viên nhận xét).
Học sinh giải bài tập. Trong khi một hoặc hai học sinh giải bài tập trên bảng, các em khác theo dõi và đối chiếu với lời giải của mình.
Thầy cho học sinh nhận xét, giải thích cách giải quyết của mình/
Thầy nhận xét, khẳng định đáp án. (Có thể có những đáp án trình bày theo kiểu khác nhau nhưng phải có cơ sở).
Để củng cố và tập cho các em học sinh có khái niệm về việc tìm hiểu nghĩa của từ củng như bước đầu làm quen với một công trình nghiên cứu nho nhỏ, ta có thể yêu cầu các em tự lập một từ điển về các từ đã học trong học kì. Cách lập từ điển về các từ đó được tiến hành như sau:
+ Dùng một tập học sinh khoảng 100 trang phân ra theo thứ tự a, b, c của bảng chữ cái, mỗi mẫu tự để trống khoảng 3 trang dùng để điền các chú thích về nghĩa của từ. VD: ở học kì I lớp 6, trong 17 tuần có 203 từ được giải thích. Các em dò vào phần chú thích trong SGK và liệt kê lại cách giải thích nghĩa của 203 từ này theo thứ tự a, b, c đã lập để tạo thành một từ điển của học kì I. Việc này được làm tiệm tiến theo từng bài: ta cũng yêu cầu các em thực hành như thế ở học kì II. Cuối cùng ở mỗi khối lớp các em đã tự làm cho mình một từ điển về những từ khó trong chương trình của cấp lớp.(Đã cho học sinh lớp 6A2 THCS Lê Quí Đôn thực hiện trong HKI 2008 – 2009)
+ Giáo viên kiểm tra nhận xét và cho điểm vào cột hệ số một.
V. PHẦN KẾT:
Trên đây chỉ là một số nhận xét, kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy từ ngữ ở cấp 2. Tất nhiên trong phần đầu của bài, tôi đã có phát biểu: Thật khó để có một mẫu chung, thế nhưng ngôn ngữ nó có những quy luận riêng của nó.Theo thiển ý của cá nhân, ở cấp 2 nên áp dụng hai nguyên tắc dạy học chính là: TRỰC QUAN và HỆ THỐNG.
Từ khi thay SGK mới các mẫu câu, các ngữ liệu được tích hợp trong các văn bản, đây là một thuận lợi rất lớn trong việc dạy từ ngữ cho học sinh. Vì điều này đã vận dụng nguyên tắc trực quan và hệ thống một cách rất rõ ràng và có hiệu quả lớn. Nhưng phần giáo viên phải chú ý nhiều hơn chính là phần Đọc - Hiểu chú thích ( tromg phần giải thích nghĩa của từ). Nên chăng những từ khó, chúng ta có thể mở rộng bằng cách cho học sinh đặt những câu đơn giản với những từ đó.
Hiệu quả của việc giải thích rõ ràng nghĩa của các từ và căn cứ vào bốn nguyên tắc dạy học từ ngữ đã nói ở trên cũng như việc các em tự lập cho mình một từ điển nho nhỏ của năm học giúp các em hiểu rõ nghĩa của từ và hiệu quả được thể hiện rất rõ trong các bài Tập làm văn. Các em học sinh đã tiến bộ rất nhiều ở cách dùng từ, đặt câu chính xác hơn, các lỗi diễn đạt về nghĩa của từ đã giảm đáng kể.(khoảng 80%)
Trong biển học mênh mông, phạm vi đề tài thì chỉ là một giọt nước. Mong rằng giọt nước này cũng đóng góp được một phần nhỏ bé cho biển học ngữ văn nước nhà.
Viết tại Thủ Đức ngày 15 – 09 – 2008
Người viết
Mai Anh Tuấn

File đính kèm:

  • docSKKN TN.doc
Bài giảng liên quan