Bài giảng Đại số Lớp 6 - Ôn tập học kì I (Tiết 1) - Phạm Văn Hiệu

Ôn tập chung về tập hợp

Cách viết tập hợp. Kí hiệu

Để viết một tập hợp thờng có hai cách.

 + Liệt kê các phần tử của tập hợp.

 + Chỉ ra tính chất đặc trng cho các phần tử của tập hợp đó.

Số phần tử của tập hợp

Một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử hoặc không có phần tử nào.

Tập hợp con

Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp B

Giao của hai tập hợp

Giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập hợp đó

 

ppt11 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Đại số Lớp 6 - Ôn tập học kì I (Tiết 1) - Phạm Văn Hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Mỗi ngày đến trường là một ngày vui 
Vì sự nghiệp giáo dục 
vì lợi ích mười năm phảI trồng cây –vì lợi ích trăm năm phảI trồng người 
Chúc các vị đại biểu mạnh khỏe - các thầy cô giáo đạt kết quả cao trong hội giảng – các em học sinh chăm ngoan học giỏi ! 
trường THCS Hồng Hưng 
Chương trình được viết trên phần mền Microsoft PowerPoint 2003 . 
Chương trình Hội giảng - Trường THCS H ồng Hưng 
Bắt đầu 
Số Học 6 
Tiết 53 : ôn tập học kì i (T1) 
Chào mừng các thầy giáo, cô giáo 
đến dự giờ, thăm lớp 
 Tiết 53 : ôn tập học kỳ i (tiết 1) 
I – Lí thuyết 
1. Ôn tập chung về tập hợp 
a) Cách viết tập hợp. Kí hiệu 
Để viết một tập hợp người ta có những cách nào ? 
Để viết một tập hợp thường có hai cách. 
 + Liệt kê các phần tử của tập hợp. 
 + Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó. 
Bài tập 1 : Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 4 bằng hai cách ? 
b) Số phần tử của tập hợp 
Một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử ? Cho ví dụ ? 
Một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử hoặc không có phần tử nào. 
2. Tập hợp con 
Khi nào thì tập hợp A được gọi là tập hợp con của tập hợp B ? Cho ví dụ ? 
Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp B 
3. Giao của hai tập hợp 
Giao của hai tập hợp là gì ? Cho ví dụ ? 
Giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập hợp đó 
4. Tập N, tập N * , tập Z 
Thế nào là tập N, N * , Z ? Hãy viết các tập hợp đó ? 
N* 
N 
Z 
Một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử ? Cho ví dụ ? 
 Tiết 53 : ôn tập học kỳ i (tiết 1) 
I – Lí thuyết 
1. Ôn tập chung về tập hợp 
2. Tập hợp con 
3. Giao của hai tập hợp 
4. Tập N, tập N * , tập Z 
5. Ôn tập các quy tắc cộng, trừ số nguyên 
a) Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a. 
Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là gì ? Cho ví dụ ? 
Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là khỏang cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số. 
Bài tập 2: Tính giá trị tuyệt đối của các số sau : - 7 ; 0 ; 9 
|-7| = 7 ; |0| = 0 ; |9| = 9 
b) Phép cộng trong Z 
*) Cộng hai số nguyên cùng dấu 
Bài tập 3: Thực hiện các phép tính sau: 
(+13) + (+25) 
b) (-15) + (- 20) 
c) |- 25| + |+15| 
Kết quả: 
a) (+13) + (+25) = 23 + 25 = 38 
b) (-15) + (- 20) = - (15 + 20) = - 35 
c) |- 25| + |+15|= 25 + 15 = 40 
 Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác không 
 Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai gi á trị tuyệt đ ối của chúng rồi đ ặt dấu trước kết qủa 
Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu ? 
*) Cộng hai số nguyên khác dấu 
Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu ? 
 Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0 
 Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tim hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (Số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết qủa tim được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn 
Bài tập 4 : Thực hiện các phép tính sau: 
(- 30) + (+10) 
b) (- 15) + (+ 40) 
c) (+24) + (- 24) 
Kết quả 
(- 30) + (+10) = - (30 - 10) = - 20 
b) (- 15) + (+ 40) = + (40 - 15) = 25 
c) (+24) + (- 24) = 0 
 Tiết 53 : ôn tập học kỳ i (tiết 1) 
6c 
I – Lí thuyết 
1. Ôn tập chung về tập hợp 
2. Tập hợp con 
3. Giao của hai tập hợp 
4. Tập N, tập N * , tập Z 
5. Ôn tập các quy tắc cộng, trừ số nguyên 
6. Ôn tập tính chất phép cộng trong Z 
Phép cộng trong Z có những tính chất gì ? Viết dạng tổng quát ? 
a) Tính chất giao hoán: 
 a + b = b + a 
b) Tính chất kết hợp: 
 (a + b) + c = a + (b + c) 
c) Cộng với số 0 
 a + 0 = 0 + a = a 
d) Cộng với số đối 
 a + (- a) = 0 
7. Phép trừ trong Z 
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta làm như thế nào ? Nêu công thức ? 
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta cộng a với số đối của b 
Công thức : a - b = a + (- b) 
Bài tập 5 : Thực hiện các phép tính sau: 
17 - 20 
b) (- 9) - (- 19) 
c) 23 - (- 27) 
d) (-12) - 45 
Kết quả 
17 - 20 = 17 + (- 20) = - 3 
b) (- 9) - (- 19) = (- 9) + (+19) = 10 
c) 23 - (- 27) = 23 + 27 = 50 
d) (-12) - 45 = (- 12) + (- 45) = - 57 
8. Quy tắc dấu ngoặc 
 Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-” đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng 
trong dấu ngoặc : Dấu “+” thành dấu “-” và dấu “-” thành dấu “+” 
 Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ 
nguyên 
Phát biểu quy tắc dấu ngoặc ? 
6a,b 
 Tiết 53 : ôn tập học kỳ i (tiết 1) 
I – Lí thuyết 
II – Bài tập 
Bài tập 6 : Thực hiện các phép tính sau: 
Giải bài tập 6 
Bài tập 7 : Liệt kê và tính tổng tất cả các số nguyên x thỏa mãn : 
 - 4 < x < 5 
Giải bài tập 7 : 
Các số nguyên x thỏa mãn - 4 < x < 5 là x = - 3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4 
Tổng của chúng là: 
Bài tập 8 : Tìm số nguyên a thỏa mãn 
|a| = 3 
|a| = 0 
|a| = -1 
|a| = |-2| 
Giải bài tập 8 : 
a = 3 hoặc a = - 3 
a = 0 
c) Không có số nào 
d) |a| = 2 => a = 2 hoặc a = - 2 
HD 
VN 
 Tiết 53 : ôn tập học kỳ i (tiết 1) 
I – Lí thuyết 
II – Bài tập 
Bài tập 6 : Thực hiện các phép tính sau: 
Giải bài tập 6 
Bài tập 7 : Liệt kê và tính tổng tất cả các số nguyên x thỏa mãn : 
 - 4 < x < 5 
Giải bài tập 7 : 
Các số nguyên x thỏa mãn - 4 < x < 5 là x = - 3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4 
Tổng của chúng là: 
Hướng dẫn về nhà 
	 - Ôn tập lại các kiến thức đã ôn. 
	- Ôn tập các quy tắc cộng, trừ số nguyên, quy tắc lấy giá trị tuyệt đối 1 số nguyên, qui tắc dấu ngoặc. 
 - Bài tập về nhà bài số 11, 13, 15 trang 5 (SBT) và bài 23, 27, 32 trang 57, 58 (SBT). 
	- Bài tập số 104 trang15, 57 trang 60, 86 trang 64, bài 29 trang 58; bài 162, bài 163 trang 75 (SBT). 
	*) Làm câu hỏi ôn tập vào vở : 
Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9, Các tính chất chia hết của một tổng. 
Thế nào là số nguyên tố, hợp số ? Ví dụ ? 
Thế nào là hai số nguyên tố cùng nhau ? Ví dụ ? 
Nêu cách tìm ước và bội, ước chung của hai hay nhiều số là gì ? Bội chung của hai hay nhiều số là gì ? 
Nêu cách tìm ƯCLN của hai hay nhiều số ? 
Nêu cách tìm BCNN của hai hay nhiều số ? 
Xin chân thành cảm ơn ! 
Các thầy cô giáovà các em học sinh ! 
Viết giáo án và thực hiện: 
Cố vấn chuyên môn: 
Chương trình được thực hiện trên phần mềm 
Thực hiện kĩ thuật máy tính: 
Cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô khác: 
Phạm Văn Hiệu 
Phạm Văn Hạnh 
Nguyễn Thị Tưởng 
Nguyễn Thị Vân 
Tô Quang Minh 
Đoàn An Dưỡng 
Phạm Thị Thuyên 
Nguyễn Thị Liên 
Vũ Hữu Luyến 
Nguyễn Thị Huê 
Phạm Thị Thoa 
Nguyễn Thị Lan 
PowerPoint 2003 
Phạm Văn Hiệu 
Trường THCS H .Hưng 
Tôi xin trân trọng cảm ơn: 
 BGH trường THCS Hồng Hưng 
đã tạo mọi điều kiện, đóng góp ý kiến giúp tôi thực hiện chương trình này! 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_dai_so_lop_6_on_tap_hoc_ki_i_tiet_1_pham_van_hieu.ppt
Bài giảng liên quan